Ký ức mùa thu
Những ngày Cách mạng Tháng Tám lịch sử vẫn vẹn nguyên trong ký ức nhà báo Lê Trọng.
Chúng tôi gặp nhà báo Lê Trọng, nguyên Tổng biên tập Báo Thái Bình ở quê nhà xã Tự Tân (Vũ Thư). 90 tuổi đời, 70 năm tuổi đảng, ông vẫn minh mẫn. Dù đôi mắt không còn tinh tường nhưng hàng ngày ông vẫn chuyên tâm học tập, nghiên cứu sách báo.
Ông chia sẻ: Dù tuổi già nhưng vẫn phải học, phải đọc báo và thường xuyên nghe đài để cập nhật thông tin thời sự trong tỉnh, trong nước và quốc tế mà còn để rèn luyện trí óc không bị lão hóa trước tuổi tác. Cũng chính vì ham học, ham đọc nên những ký ức những ngày Cách mạng Tháng Tám vẫn là những kỷ niệm tôi không bao giờ quên. Đó cũng là năm tháng rèn luyện, sôi nổi của tuổi trẻ đã đưa tôi đến với nghề báo sau này.
Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam bùng nổ, khi ấy Lê Trọng vừa tròn 16 tuổi, ông rời ghế nhà trường tham gia hoạt động thanh niên ở xã Phú Lễ (nay là xã Tự Tân).
Theo ông Trọng: Lúc bấy giờ chủ yếu là tập hợp thanh niên gồm học sinh nghỉ học về làng, thanh niên nông dân đi biểu tình, quyên góp gạo cứu đói và dạy bình dân học vụ. Ngoài ra, thanh niên chúng tôi còn tập luyện văn nghệ, đóng kịch, tham gia gọi loa tuyên truyền cho nhân dân và vẽ khẩu hiệu tuyên truyền... Băng biển, khẩu hiệu có ở khắp nơi làm không khí làng quê thêm phần sôi nổi, hồ hởi lắm. Cũng từ những hoạt động này mà lớp thanh niên chúng tôi được giác ngộ cách mạng. Ngày 21/8/1945, đê làng Mỹ Lộc (Thư Trì) bị vỡ, nước ngập lụt khắp huyện. Đến ngày 22/8, lệnh tổng khởi nghĩa của Việt Minh huyện được truyền đi các làng. Ngày hôm sau, lực lượng cách mạng của An Lão, Bình An do Lương Mạnh Khuyến và Nguyễn Kiến Thiết dẫn đầu chiếm huyện lỵ Thư Trì, có một số người dân La Điền nhập vào đoàn biểu tình này. Không khí khởi nghĩa sục sôi như làn gió mới lan tỏa khắp làng quê nghèo. Ngày 25/8, nhân dân tập trung mít tinh ở huyện, đồng chí Hoàng Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời huyện Thư Trì ra mắt đồng bào.
Ông Trọng nhớ lại: Ngày 26/8/1945, chúng tôi ra sân đình Phú Lễ dự mít tinh thành lập chính quyền cách mạng. Ông Phạm Duy Đệ làm chủ tịch lâm thời đầu tiên của xã Phú Lễ. Sau khi mít tinh ở xã, chúng tôi kéo nhau lên huyện, lên tỉnh xem xử án việt gian, truyền nhau bố cáo của Việt Minh. Không khí ngày 2/9 năm đó cờ hoa nhiều lắm, đoàn viên thanh niên mít tinh kéo lên thị xã Thái Bình. Ở Phú Lễ, các đội thiếu nhi Chim Sơn Ca hát các bài hát cách mạng, tất cả mọi người đều vui mừng, hân hoan.
Trong Cách mạng Tháng Tám, Duyên Hà (nay là huyện Hưng Hà) là một trong những địa phương giành chính quyền sớm ở tỉnh. Với ông Mai Văn Liễn, sinh năm 1922, 70 năm tuổi đảng, quê ở thôn Mỹ Lương, xã Văn Lang (Hưng Hà) là một trong số ít nhân chứng còn lại của địa phương được chứng kiến những ngày tháng mùa thu lịch sử năm ấy. Trời phú cho sức khỏe và trí nhớ minh mẫn nên mỗi dịp kỷ niệm ngày tổng khởi nghĩa giành chính quyền 19/8 và dịp Quốc khánh 2/9, ông vẫn chăm chú xem các bộ phim tư liệu lịch sử được chiếu trên truyền hình.
Ông Liễn tâm sự: Đầu năm 1945, tôi tham gia đội tự vệ cứu quốc của thôn, tôi được các đồng chí trong tổ chức Việt Minh ở xã tuyên truyền cách mạng tại đình làng. Năm ấy, đê Đìa vỡ, khắp huyện chìm trong biển nước nhưng tinh thần tổng khởi nghĩa từ Hà Nội và các địa phương lân cận đã lan tỏa về đến Duyên Hà. Chúng tôi cùng một số anh em trong đội tự vệ cứu quốc của thôn tham gia công tác giành chính quyền ở huyện lỵ Duyên Hà. Tối ngày 19/8/1945, từng đoàn người mang theo vũ khí thô sơ, gậy gộc hòa vào dòng người từ các xã phía Nam huyện theo đường 223 tiến về trung tâm phủ huyện. Ngay trong đêm hôm đó, Ủy ban Cách mạng lâm thời huyện Duyên Hà được thành lập.
Từ đói nghèo, nô lệ rũ bùn đứng lên, Đảng bộ và nhân dân Hưng Hà ngày nay đã đoàn kết, đồng tâm xây dựng quê hương vững bước đi lên trên đường đổi mới. Thành quả cách mạng ấy đã đơm hoa, kết trái trên mảnh đất địa linh nhân kiệt ngàn đời.
“Thấy huyện nhà được công nhận là huyện nông thôn mới, quê hương đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân ngày càng nâng lên, tôi luôn thấy tự hào và trân quý sự hy sinh cao cả của các bậc tiền nhân, các anh hùng liệt sĩ. Lớp con cháu hôm nay và mai sau luôn phải biết kế tục và phát huy sự nghiệp dựng nước, giữ nước của ông cha, phải nhắc nhớ nhau về cội nguồn lịch sử, không bao giờ được phép lãng quên” - ông Liễn chia sẻ thêm.
Ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cũng là lúc cậu bé Nguyễn Văn Tích, thôn 2, xã Vũ Quý (Kiến Xương) cất tiếng khóc chào đời. Để rồi từ khi biết đến cách mạng, ông đã tự nguyện tham gia quân ngũ, trở thành người lính Cụ Hồ và phục vụ trong quân đội suốt 32 năm. Vào sinh ra tử, kinh qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cựu chiến binh Nguyễn Văn Tích vẫn nhớ hình ảnh đoàn người nối tiếp nhau diễu hành lên huyện lỵ Kiến Xương giành chính quyền vào trưa ngày 21/8/1945.
“Lúc đó tôi 15 tuổi, đang chăn bò ở rìa làng thì thấy đoàn người tay cầm gậy gộc, khẩu hiệu vừa đi vừa hô hào, tôi cũng gia nhập vào đoàn, tiến về phủ lỵ Kiến Xương tại phủ Sóc. Chỉ sau vài phát súng hiệu, đoàn người đã kéo vào tịch thu toàn bộ súng đạn, giấy tờ, con dấu đồng thời biến phủ lỵ thành trụ sở Ủy ban Cách mạng lâm thời của Kiến Xương” - cựu chiến binh Nguyễn Văn Tích bồi hồi kể lại.
Chỉ trong vài ngày cuối tháng 8/1945, các địa phương trong tỉnh đều đồng loạt nổi dậy giành chính quyền và nhanh chóng thành lập hệ thống chính quyền cách mạng từ tổng đến xã. Mỗi người dân Thái Bình đều có công lao riêng, góp sức cùng quân, dân cả nước đập tan xiềng xích nô lệ, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua ký ức các bậc cao niên như ông Trọng, ông Liễn, ông Tích..., thế hệ trẻ hôm nay có cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử đất nước, thêm tự hào về ý chí chiến đấu và khát vọng giải phóng dân tộc của thế hệ cha ông đi trước.
Đã gần ba phần tư thế kỷ trôi qua nhưng tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam nói chung, người dân Thái Bình nói riêng. Và nó sẽ được thế hệ trẻ tiếp nối và phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Tất Đạt
Tin cùng chuyên mục
- Quy hoạch 'đường cao tốc' truyền dẫn 5G Việt Nam 05.04.2025 | 10:36 AM
- Phó thủ tướng muốn Việt Nam làm chủ các công nghệ chiến lược 05.04.2025 | 10:37 AM
- Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ? 05.04.2025 | 09:19 AM
- Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam 05.04.2025 | 08:40 AM
- Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Burundi trong các lĩnh vực hai bên có lợi ích, thế mạnh 05.04.2025 | 08:28 AM
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump 05.04.2025 | 08:27 AM
- Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác 05.04.2025 | 08:42 AM
- Bảo đảm chất lượng giống thủy sản vụ xuân hè 05.04.2025 | 07:06 AM
- Bảng xếp hạng FIFA Futsal nữ T4/2025: Futsal nữ Việt Nam duy trì vị trí thứ 4 tại châu lục và thứ 11 thế giới 05.04.2025 | 09:22 AM
- VCK U17 châu Á 2025, bảng B: U17 Việt Nam hoà U17 Australia 05.04.2025 | 07:07 AM
Xem tin theo ngày
-
Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia