Các tổ chức tín dụng đã xử lý được 138.290 tỷ đồng nợ xấu
Sáng 28-8, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/2014 (về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng – TCTD) và Quyết định số 1058/QĐ-TTG của Thủ tướng phê duyệt đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020.
Theo Ngân hàng Nhà nước, sau 1 năm thực hiện, năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng nhanh dần qua các năm. Tính đến ngày 30-6-2018, vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng ước đạt 519.000 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2017 và tăng 6,3% so với cuối năm 2016. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ước đạt 720.430 tỷ đồng, tăng tương ứng 9,1% và 21,1% so với năm 2017 và năm 2016.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, chất lượng tín dụng đã được cải thiện. Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh, đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 42 đã bước đầu tạo điều kiện quan trọng góp phần xử lý nợ xấu tại các TCTD. Tính đến cuối tháng 6-2018, tỷ lệ nợ xấu so với tổng nợ là 2,09% - giảm so với thời điểm 31-12-2016 (2,46%).
Về kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 30-6-2018, hệ thống TCTD đã xử lý được 138.290 tỷ đồng nợ xấu (không bao gồm 61.040 tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng).
Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 70.230 tỷ đồng (chiếm 50,78%), xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 21.590 tỷ đồng (chiếm 15,61%) và xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 46.460 tỷ đồng (chiếm 33,59%).
Tuy vậy, theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, dù công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sự chung sức, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ, ngành, địa phương. Đó là trong thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu còn hạn chế do chưa có thị trường mua bán nợ thật sự chuyên nghiệp dẫn đến việc mua bán nợ xấu chưa thật sự sôi động, các thương vụ lớn chưa phát sinh nhiều.
Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị quyết 42 trong thực tiễn còn gặp nhiều bất cập, như: Việc thực hiện nội dung liên quan đến việc hoàn trả tài sản bảo đảm (TSBĐ) là vật chứng trong vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết số 42; Vấn đề liên quan đến thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ và nghĩa vụ nộp thuế có ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục sang tên cho người mua; Công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự và hỗ trợ các TCTD trong việc thu giữ TSBĐ của các khoản nợ xấu; vấn đề xử lý TSBĐ là dự án bất động sản còn dở dang…
Để triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong thời gian vừa qua và giai đoạn 2016-2020, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và các đơn vị, tổ chức có liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình phân loại, sắp xếp các doanh nghiệp, trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tái cơ cấu, năng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện để hệ thống các TCTD xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính.
Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ có văn bản gửi Tòa án nhân dân tối cao xem xét, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự) sớm có văn bản chỉ đạo về việc hoàn trả các TSBĐ là vật chứng của vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết 42.
Ngoài ra, các bộ, ngành chủ quản chỉ đạo các tập đoàn, công ty, đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ trả nợ/nghĩa vụ bảo lãnh đối với các khoản vay mà các đơn vị đứng ra bảo lãnh cho các công ty con, công ty thành viên; Bộ Công an kiên quyết xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi chống đối, cản trở, đe dọa tính mạng, tinh thần của bên thu giữ tài sản để việc thu giữ TSBĐ được thành công…
Theo sggp.org.vn
Tin cùng chuyên mục
- Chỉ tài khoản đã xác thực mới được đăng tải, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội 25.12.2024 | 21:49 PM
- Từ 25/12/2024: Người dùng mạng xã hội phải cung cấp thông tin cá nhân cơ bản 25.12.2024 | 21:49 PM
- Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV 25.12.2024 | 18:49 PM
- Quỳnh Phụ: Khen thưởng 41 tập thể, 28 cá nhân trong công tác văn hóa, thông tin 25.12.2024 | 18:50 PM
- Đánh giá, xác nhận xã Phương Công và Nam Thịnh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 25.12.2024 | 18:00 PM
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán 25.12.2024 | 18:06 PM
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024 25.12.2024 | 18:30 PM
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Đạt và vượt 8/8 nhóm chỉ tiêu do Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII đề ra 25.12.2024 | 17:16 PM
- Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng với sức khỏe cộng đồng” 25.12.2024 | 16:53 PM
- Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo 25.12.2024 | 16:46 PM
Xem tin theo ngày
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng