Dấu ấn “Tam nông” (Tiếp theo và hết)
KỲ 5: “ĐỐI XỬ” VỚI “TAM NÔNG” CÔNG BẰNG HƠN
Phát triển nông nghiệp toàn diện
Mục tiêu thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh: Về nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2018 - 2025: 2,5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030: 2 - 2,5%/năm; đến năm 2030, tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 17-18% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Về nông dân: Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 70%, đến năm 2030 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 85%. Về nông thôn: Phấn đấu đến năm 2020, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 3 - 4 huyện đạt chuẩn NTM và thành phố Thái Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; đến năm 2025 có 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới; mỗi huyện, thành phố xây dựng tối thiểu một xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2030: công nghiệp, xây dựng 46-47%; dịch vụ 37-38%; nông nghiệp 17-18%. Cơ cấu lao động đến năm 2030: phi nông nghiệp 80%; nông nghiệp 20%. |
Mục tiêu đặt ra ngắn gọn nhưng nhiệm vụ đối với lĩnh vực “tam nông” của tỉnh lại rất nặng nề, bởi khu vực này thường chịu nhiều rủi ro hơn. Trước hết, các cấp, các ngành, các địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, nhất là người dân hiểu việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tích tụ ruộng đất, tăng quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa là một tất yếu khách quan trong tình hình mới; bỏ thói quen, tập quán canh tác nhỏ lẻ, phân tán, thụ động, dám nghĩ dám làm đầu tư sản xuất hàng hóa.
Vùng sản xuất lúa hàng hóa của xã Đông Quý, huyện Tiền Hải.
Ông Phạm Văn Dụng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Ngành Nông nghiệp tập trung thực hiện các hướng đột phá đó là: Xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp có giá trị cao theo hướng đột phá về quy mô tích tụ ruộng đất, công nghệ tiên tiến, tổ chức sản xuất. Hình thành một số mô hình nông nghiệp theo hình thức quản lý công nghiệp, áp dụng các công nghệ hiện đại và đưa máy móc vào thực hiện cơ giới hóa một cách đồng bộ, hướng tới nông nghiệp công nghệ cao. Thực hiện các công việc hình thành khu công nghiệp chuyên nông nghiệp và chế biến nông sản, cung cấp vật tư, thiết bị cho sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, tạo việc làm cho lao động địa phương. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở lợi thế của từng vùng. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, tập trung vào các loại cây, con đặc sản có giá trị kinh tế và chất lượng cao; hiện đại hoá công nghệ bảo quản, chế biến, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa. Phát triển trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Bên cạnh đó, duy trì diện tích đất lúa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài; mở rộng diện tích cây vụ Đông; đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất, tăng quy mô sản xuất, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu; đẩy nhanh cơ giới hoá đồng bộ các khâu sản xuất.
Mô hình trồng thanh long ở xã An Châu, huyện Đông Hưng.
Ông Vũ Hồng Quân, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Vũ Thư đề nghị: Để đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, tỉnh nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân ở các địa phương có điều kiện tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ tiên tiến. Có cơ chế hỗ trợ máy cấy, khuyến khích mua máy cấy công suất lớn để phù hợp với yêu cầu cơ giới hóa hiện nay, cơ chế hỗ trợ làm mạ khay; hỗ trợ máy sấy nông sản cho cá nhân, tập thể.
Trong chăn nuôi, chủ trương của tỉnh là phát triển trang trại, gia trại quy mô công nghiệp, công nghệ hiện đại, an toàn dịch bệnh; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh. Phát triển toàn diện các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản theo hướng hiện đại, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nông thôn mới văn minh, hiện đại
Xây dựng đường giao thông nội đồng ở xã Vũ Công, huyện Kiến Xương.
Hiện nay, Thái Bình chỉ đạo quyết liệt cho nhiệm vụ xây dựng NTM bảo đảm thực chất, không chạy theo thành tích; huy động mọi nguồn lực thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn, tỉnh chỉ đạo giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Với 65 xã chưa đạt chuẩn, tỉnh phân công các đồng chí Tỉnh ủy viên, thủ trưởng các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ các xã trong quá trình thực hiện; hỗ trợ hỗ trợ 6 tỷ đồng/xã, 20 - 25 tỷ đồng/huyện đăng ký và được công nhận đạt chuẩn quốc gia NTM trong các năm 2018 - 2019. Theo ông Bùi Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương: Cùng với sự hỗ trợ của cấp trên, những xã chưa về đích cần tiến hành rà soát, đánh giá mức độ hoàn thành của từng tiêu chí; xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể; tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, động viên khuyến khích và huy động mọi nguồn lực trong nhân dân để thực hiện.
Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, chủ trương của tỉnh sẽ rút mạnh lao động nông nghiệp sang sản xuất tại khu vực công nghiệp, dịch vụ, tạo tiền đề cho quá trình tích tụ ruộng đất. Tập trung rà soát điều chỉnh quy hoạch, cơ chế, chính sách, hỗ trợ đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật, cải cách hành chính, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh vào các cụm công nghiệp hiện có, khai thác có hiệu quả diện tích đất đai và nguồn lao động ở các địa phương; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản; ngành nghề sử dụng nhiều lao động; ngành có hàm lượng chất xám cao, hướng đến xuất khẩu. Anh Phạm Bá Huy, Giám đốc Công ty TNHH May Đạt Đăng, xã Đông Phương, huyện Đông Hưng cho biết: Chúng tôi sẵn sàng đầu tư về nông thôn tạo việc làm cho người lao động, nhưng cũng mong muốn tỉnh, các ngành chức năng đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất. Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề, xây dựng tác phong công nghiệp cho người nông dân khi trở thành công nhân để họ gắn bó với doanh nghiệp, khi đó cả hai sẽ cùng có lợi.
Theo ông Phạm Ngọc Kế, Phó Giám đốc Sở Công Thương: Ngành sẽ tập trung thực hiện tốt các giải pháp phát triển nghề, làng nghề theo hướng chuyên môn hóa là chính, từng bước hiện đại hóa các làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống; gắn phát triển làng nghề với du lịch làng nghề, bảo tồn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường. Phát triển mạnh dịch vụ ở nông thôn, cung cấp vật tư cho sản xuất và hàng tiêu dùng cho nhân dân. Phát triển mạnh mẽ các loại hình hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh doanh, trọng tâm là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ kinh tế, bảo đảm bền vững và hiệu quả; tăng cường liên kết “4 nhà, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nông dân giữ vai trò then chốt, nhà nước tạo hành lang, môi trường pháp lý và các điều kiện thuận lợi cho liên kết, hợp tác.
Huyện Vũ Thư khuyến khích đưa nghề về nông thôn tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động.
Đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân; bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; đổi mới cơ chế, chính sách và huy động các nguồn lực tham gia phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông thôn... cũng là những giải pháp quan trọng mà tỉnh tập trung thực hiện để “tam nông” tiếp tục phát triển.
Nhìn lại 10 năm thực hiện Nghị quyết “tam nông” ở Thái Bình đã có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra, những mặt hạn chế được nhận diện, song những chuyển biến lớn, đổi thay tích cực trong sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân, bộ mặt nông thôn hôm nay sẽ tạo đà, thổi “luồng gió mới” để lĩnh vực này tiếp tục bứt phá, vươn lên trong tương lai, góp phần để Thái Bình tiến nhanh hơn nữa trên bước đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Ông Nguyễn Xuân Hưng, Giám đốc HTX DVNN xã Đông Quý, huyện Tiền Hải Chị Trần Thị Lựu, nông dân xã Vũ Hòa, huyện Kiến Xương Anh Ngô Văn Duẩn, chủ trang trại, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải |
Nhóm phóng viên
Tin cùng chuyên mục
- Kết quả bàn thắng Bayern Munich vs Augsburg: 3-0 (Vòng 11 Bundesliga 2024/25) 23.11.2024 | 08:23 AM
- Kết quả bàn thắng PSG vs Toulouse: 3-0 (Vòng 12 Ligue 1 mùa giải 2024/25) 23.11.2024 | 08:23 AM
- Kỷ niệm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 23/11Phát huy vai trò của tổ chức xã hội nhân đạo 23.11.2024 | 08:23 AM
- Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát 23.11.2024 | 08:24 AM
- Cách làm càng ghẹ rang me siêu ngon tại nhà 22.11.2024 | 19:07 PM
- Kiến Xương: Tổng kết công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân năm 2024 22.11.2024 | 19:04 PM
- Thành phố: Tăng cường bảo đảm trật tự xây dựng, trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường 22.11.2024 | 19:06 PM
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương 22.11.2024 | 18:11 PM
- VFF đặt mục tiêu giành 2 suất dự World Cup trong năm 2025 22.11.2024 | 17:10 PM
- Hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại thuốc lá 22.11.2024 | 17:06 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh