Lý do Mỹ rút khỏi INF
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP)
Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) là một thỏa thuận quan trọng của thời kỳ chiến tranh lạnh, bởi nó giúp bảo vệ các đồng minh của Mỹ ở châu Âu trước nguy cơ từ các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Washington từ lâu đã cảm thấy bị bó buộc bởi các điều khoản của hiệp ước này. Các báo cáo của Mỹ gần đây đều nhấn mạnh hiệp ước này có nhiều dấu hiệu đổ vỡ. Cả Nga và Mỹ đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp ước. Vì thế, việc Tổng thống Trump tuyên bố về ý định rút khỏi Hiệp ước là điều không quá bất ngờ.
Theo hiệp ước INF được Washington và Moscow ký từ năm 1987, hai bên không được phép phát triển mọi loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500 - 5.500 km.
Mặc dù quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm rút khỏi hiệp ước INF có vẻ như một đòn tấn công của Mỹ nhằm vào cựu đối thủ thời chiến tranh lạnh nhưng Moscow không phải là mục tiêu duy nhất của Nhà Trắng trong động thái này.
Trong tuyên bố ngày 20/10 về ý định rút khỏi Hiệp ước, Tổng thống Trump đã nhắc trực tiếp tới Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: "Nếu Nga đang phát triển, Trung Quốc đang phát triển còn chúng ta lại chịu bó buộc với thỏa thuận này thì không thể chấp nhận được. Trung Quốc không nằm trong INF. Họ cần phải trở thành một phần của thỏa thuận này".
Về phần mình, Trung Quốc cho rằng việc Mỹ kéo Trung Quốc vào cuộc tranh cãi về hiệp ước INF là hoàn toàn sai lầm.
Bà Hoa Xuân Doanh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Hiệp ước INF đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giải giáp vũ khí, cũng như duy trì cân bằng chiến lược và ổn định toàn cầu. Việc Mỹ đề cập tới Trung Quốc khi quyết định rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) là hoàn toàn sai lầm. Hành động đơn phương chấm dứt thỏa thuận sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực ở nhiều lĩnh vực. Mỹ cần suy nghĩ kỹ về các vấn đề nảy sinh khi rút khỏi INF".
Nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước INF, Washington sẽ rảnh tay để phát triển các loại vũ khí hạt nhân tầm ngắn và tầm trung và triển khai trên các căn cứ quân sự của Mỹ trên khắp thế giới. Nhưng điều đó cũng sẽ kích động một cuộc chạy đua hạt nhân trên phạm vi toàn cầu.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khánh thành cơ sở mới Công ty TNHH ThaiBinh Seed miền Trung – Tây Nguyên 05.04.2025 | 20:43 PM
- Chủ tịch Quốc hội đến Thủ đô Tashkent, bắt đầu thăm chính thức Uzbekistan 05.04.2025 | 20:44 PM
- Vì sao Hoàng Đức không thể sang Man City? 05.04.2025 | 18:33 PM
- Mbappe bị treo giò trước thềm đấu Arsenal tại C1 05.04.2025 | 18:32 PM
- Tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc 05.04.2025 | 18:32 PM
- Tư vấn, tuyển sinh quân sự năm 2025 05.04.2025 | 18:31 PM
- Những "chiến thần" của đội cứu hộ Công an Việt Nam 05.04.2025 | 18:32 PM
- Mối nguy thuốc lá điện tử 05.04.2025 | 18:30 PM
- Hội đền Cửa Lân điểm đến của nhiều du khách 05.04.2025 | 18:30 PM
- Niềm vui xã nông thôn mới nâng cao Đông Xá 05.04.2025 | 18:29 PM
Xem tin theo ngày
-
Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia