Cao Bằng đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu
Thác Bản Giốc nằm trong Công viên địa chất toàn cầu.
Với hơn 3275km² trải dài trên địa bàn 9 huyện của tỉnh Cao Bằng, Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng là nơi sinh sống của 250.000 người thuộc 9 dân tộc ít người. Các nhà khoa học đã phát hiện, đánh giá, đề xuất xếp hạng hơn 130 điểm di sản địa chất độc đáo, với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi hết sức phong phú, đa dạng, như các tháp, nón, thung lũng, hang động, hệ thống hồ-sông-hang ngầm liên thông...
Cùng với giá trị về địa chất, Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, Quần thể Hồ Thang Hen, Động Ngườm Ngao… và đặc biệt là thác Bản Giốc, một trong bốn thác vùng biên giới lớn và đẹp nhất trên thế giới.
Công viên này cũng là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử với hơn 215 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Cũng tại buổi lễ, Cao Bằng đã công bố Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950, huyện Thạch An là Di tích quốc gia đặc biệt. Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cách thành phố Cao Bằng khoảng 40km, có 19 di tích và điểm di tích được phân bố thành 4 cụm di tích nằm trên địa bàn 4 xã, thị trấn. Các địa điểm di tích lịch sử chiến thắng Biên giới năm 1950, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng có giá trị đặc biệt quan trọng gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gắn liền với sự trưởng thành, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Cũng trong dịp này, ngày 25/11, tỉnh sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Cao Bằng năm 2018. Hội nghị giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội Cao Bằng; đánh giá cơ hội hợp tác phát triển thương mại du lịch và kinh tế đối ngoại của Cao Bằng; triển vọng kết nối hành lang Kinh tế mới từ các tỉnh Tây, Tây Nam Trung Quốc đến Việt Nam và ASEAN; kết nối Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng vào mạng lưới công viên địa chất toàn cầu; cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh...
Theo sggp.org.vn
Tin cùng chuyên mục
- Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ? 05.04.2025 | 09:19 AM
- Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam 05.04.2025 | 08:40 AM
- Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Burundi trong các lĩnh vực hai bên có lợi ích, thế mạnh 05.04.2025 | 08:28 AM
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump 05.04.2025 | 08:27 AM
- Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác 05.04.2025 | 08:42 AM
- Bảo đảm chất lượng giống thủy sản vụ xuân hè 05.04.2025 | 07:06 AM
- Bảng xếp hạng FIFA Futsal nữ T4/2025: Futsal nữ Việt Nam duy trì vị trí thứ 4 tại châu lục và thứ 11 thế giới 05.04.2025 | 09:22 AM
- VCK U17 châu Á 2025, bảng B: U17 Việt Nam hoà U17 Australia 05.04.2025 | 07:07 AM
- Tháng ba giỗ Mẫu Tiên La thì về 05.04.2025 | 06:46 AM
- Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ 05.04.2025 | 06:46 AM
Xem tin theo ngày
-
Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia