Một cách trừ rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen hiệu quả
Mô hình lắp đặt bẫy đèn để theo dõi mật độ rầy
Bệnh LSĐ hại lúa lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam đã bùng phát thành dịch vụ hè thu và vụ mùa năm 2009 ở 22 tỉnh, thành phố phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
Tại Thái Bình, vụ mùa 2009 bệnh đã gây thiệt hại năng suất cho 3.200 ha lúa tại huyện Tiền Hải. Đặc biệt, vụ mùa 2017 bệnh bùng phát trở lại, gây thiệt hại nghiêm trọng tới năng suất lúa của ba huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Thái Thụy, tổng diện tích lúa bị nhiễm bệnh LSĐ là 18.826 ha, trong đó diện tích mất trắng là 6.598ha.
Trước tình hình trên, được sự chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thái Bình phối hợp với Tập đoàn Lộc Trời tiến hành xây dựng “ Mô hình quản lý rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen hại lúa” tại thôn Lợi Thành, xã Đông Quý, huyện Tiền Hải trong vụ xuân và vụ mùa năm 2018 - đây là vùng trọng điểm lúa đã bị bệnh LSĐ gây hại nặng vụ mùa 2017.
Tổng diện tích mô hình là 2,5 ha; trong đó 2 ha là diện tích mô hình ( làm theo quy trình của mô hình); 0,5 ha là diện tích làm theo nông dân ( các biện pháp áp dụng theo chỉ đạo phòng chống bệnh LSĐ năm 2018 của tỉnh); để 360 m2 đối chứng không xử lý hạt giống, không phun trừ rầy giai đoạn mạ và giai đoạn lúa đẻ nhánh.
Cán bộ kỹ thuật tham gia và chỉ đạo mô hình tập huấn cho nông dân trong mô hình 4 lần, gồm: Hướng dẫn xử lý hạt giống để phòng trừ rầy trước khi gieo mạ, sử dụng thuốc Cruiser Plus 312,5 FS ( chai 10 ml) ở ruộng mô hình và ruộng nông dân ( ruộng đối chứng không xử lý). Phun tiễn chân mạ trước khi cấy 2-3 ngày ( ruộng mô hình dùng thuốc Actara 25WG; ruộng nông dân dùng thuốc Midan 10 WP, ruộng đối chứng không dùng thuốc). Hướng dẫn cho nông dân quản lý rầy lưng trắng giai đoạn lúa hồi xanh - đẻ nhánh. Nhổ bỏ và tiêu hủy cây lúa bị bệnh, phun trừ rầy lưng trắng ( nếu có) bằng thuốc Chess 50WG ở ruộng mô hình, thuốc Midan 10WP ở ruộng nông dân, ruộng đối chứng không dùng thuốc. Hướng dẫn cho nông dân các biện pháp quản lý rầy lưng trắng và bệnh LSĐ giai đoạn lúa trỗ trở đi và các đối tượng sâu bệnh hại khác. Hàng tuần điều tra mật độ rầy lưng trắng và bệnh LSĐ trong mô hình, chỉ tiêu theo dõi là: số lượng rầy lưng trắng vào đèn ( con/đêm); mật độ rầy lưng trắng ( con/m2) trong và ngoài mô hình và ruộng đối chứng; tỷ lệ bệnh LSĐ trong và ngoài mô hình ruộng đối chứng; tỷ lệ mẫu rầy lưng trắng nhiễm virus LSĐ. Các yếu tố của ruộng mô hình, ruộng nông dân và ruộng đối chứng cơ bản đồng nhất về các khâu như cùng một loại giống, ngày gieo mạ, ngày cấy, mật độ cấy, tuổi mẹ, số dảnh/khóm, ngày bắt đầu trỗ và ngày trỗ bông song.
Trong vụ mùa, mặc dù rầy lưng trắng trên đồng ruộng mật độ cao, nhưng số lượng rầy lưng trắng vào đèn thấp vì ánh sáng đèn công suất thấp ( 8 W) và thời gian rầy vào đèn cao nhất từ tuần 2, tuần 3 tháng 8.
Trong vụ có 5 lần gửi mẫu ( 5 mẫu rầy) giám định virus gây bệnh LSĐ, kết quả có 50 cá thể rầy trên tổng số 210 cá thể ( chiếm 23,81%) dương tính với virus LSĐ.
Qua các kỳ điều tra cho thấy mật độ rầy lưng trắng ruộng mô hình và ruộng nông dân thấp hơn so với ruộng đối chứng. Rầy lưng trắng xuất hiện từ giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh đến giai đoạn trước khi lúa trỗ bông, mật độ rầy lưng trắng xuất hiện cao nhất ở giai đoạn đẻ nhánh rộ đến phân hóa đòng. Nguyên nhân là ruộng mô hình và ruộng nông dân áp dụng các biện pháp quản lý rầy lưng trắng như xử lý hạt giống, phun tiễn chân mạ, phun trừ rầy giai đoạn lúa đẻ nhánh nên mật độ rầy ngay từ đầu vụ thấp hơn so với đối chứng không áp dụng các biện pháp quản lý rầy ( không xử lý hạt giống, không phun tiễn chân mạ, phun trừ rầy giai đoạn lúa đẻ nhánh).
Về diễn biến tỷ lệ bệnh lùn sọc đen: qua các kỳ điều tra cho thấy tỷ lệ bệnh LSĐ ở ruộng mô hình, ruộng nông dân và ruộng đối chứng chưa thấy xuất hiện ở giai đoạn đầu đẻ nhánh, ruộng mô hình và ruộng nông dân bệnh chỉ xuất hiện rải rác. Ở ruộng đối chứng bệnh xuất hiện từ giai đoạn đẻ nhánh rộ và gia tăng qua các kỳ điều tra, tỷ lệ bệnh cao nhất và thể hiện rõ nhất ở giai đoạn lúa trỗ đến chắc xanh là 13,2 - 14,3%. Nếu tính theo tiêu chuẩn ngành thì chỉ ở mức độ nhiễm trung bình, nhưng trong việc chỉ đạo và quản lý bệnh LSĐ trên quy mô lớn( trên địa bàn của một huyện, hoặc một tỉnh) thì có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó liên quan đến sự lan truyền của virus LSĐ ra diện rộng nếu không được quản lý và xử lý ngay từ đầu.
Ruộng được quản lý rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen ngay từ đầu vụ cho năng suất cao hơn ruộng đối chứng không xử lý khoảng 8,87 tạ-ha
Hạch toán về hiệu quả kinh tế cho thấy ở ruộng được quản lý rầy lưng trắng và bệnh LSĐ ngay từ đầu vụ cho năng suất cao hơn ruộng đối chứng không xử lý là 8,87 tạ/ha, từ đó cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn 6.391.500 đồng/ha.
Gia đình ông Nguyễn Thế Lương là một trong những hộ tham gia mô hình. Ông cho biết: Vụ mùa năm 2017 gia đình tôi có 5/7 sào lúa bị nhiễm LSĐ, phải bừa tiêu hủy, thiệt hại lớn về sản lượng. Năm nay, được tham gia mô hình, tôi thấy lúa sinh trưởng và phát triển đồng đều hơn ruộng ngoài mô hình, nắm chắc nguyên nhân, triệu chứng bệnh, có thể tự tin phòng, trừ rầy lưng trắng và bệnh LSĐ ở các vụ sau.
Ông Trần Văn Thuận, Trưởng thôn Lợi Thành cho biết: Vụ mùa năm ngoái cả thôn thiệt hại khoảng 1/3 diện tích vì bệnh LSĐ, đến vụ mùa năm nay, qua thăm đồng, đánh giá năng suất lúa ước đạt trên 2 tạ/sào. Mô hình không chỉ chứng minh hiệu quả trong bảo vệ lúa, nhóm nông dân trong mô hình còn trở thành những nông dân nòng cốt ở địa phương để tuyên truyền, hướng dẫn nông dân khác quản lý rầy lưng trắng và bệnh LSĐ.
Mô hình quản lý rầy lưng trắng và bệnh LSĐ trong vụ mùa 2018 đã cho kết quả tốt. Nhận thức của người dân khi tham gia mô hình được nâng cao, hiểu được đặc điểm hình thái rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh; nguyên nhân, triệu chứng bệnh LSĐ; nắm vững các biện pháp quản lý rầy lưng trắng và bệnh LSĐ hại lúa, tự chủ động phòng trừ rầy lưng trắng và bệnh LSĐ ở các vụ sau - và không ai khác, chính họ là những người tuyên truyền, hướng dẫn nông dân khác quản lý rầy lưng trắng và bệnh LSĐ có hiệu quả trong giai đoạn tới - vì thế việc nhân rộng mô hình này vào sản xuất trong thời gian tới của các địa phương là hết sức cần thiết nhằm giảm thiệt hại về năng suất lúa do bệnh LSĐ gây ra.
Thanh Thưởng - Lưu Ngần
Tin cùng chuyên mục
- Công ty Mỹ tuyên bố khai thác helium-3 trên Mặt Trăng 21.05.2025 | 13:44 PM
- Tên miền website có thể trở thành mục tiêu tấn công 21.05.2025 | 13:42 PM
- Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc 21.05.2025 | 11:17 AM
- Quốc hội chốt rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026 21.05.2025 | 11:17 AM
- Phạt tới 50 triệu đồng nếu không có giải pháp ngăn cháy đối với khu sạc xe điện 21.05.2025 | 11:17 AM
- Quy định về hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng cho doanh nghiệp 21.05.2025 | 10:08 AM
- Đơn giản hóa thủ tục mở tài khoản đầu tư gián tiếp 21.05.2025 | 10:08 AM
- Sáng 21/5, giá vàng tăng hơn 1 triệu đồng/lượng 21.05.2025 | 10:04 AM
- Bệnh viện Đa khoa Kiến Xương: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh 21.05.2025 | 10:05 AM
- Trường Sa - trường tồn giữa biển khơiKỳ 3: Gieo chữ ở Trường Sa 21.05.2025 | 10:05 AM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả