Địa chỉ tin cậy, hấp dẫn cho các nhà đầu tư
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển có diện tích tự nhiên là 1.545 km2, dân số gần 1,9 triệu người, nằm ở phía Đông Nam đồng bằng sông Hồng, trong tuyến hành lang kinh tế ven biển kết nối các khu kinh tế của khu vực đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 110 km, cách sân bay Cát Bi và cảng biển Đình Vũ, Hải Phòng 70 km; cách cảng biển nước sâu Lạch Huyện - Hải Phòng 30 km (là cảng container lớn nhất Việt Nam do Nhật Bản đang hỗ trợ xây dựng).
Năm 2018, kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định và duy trì đà tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn dự kiến đạt trên 50.295 tỷ đồng, tăng 10,58% so với năm 2017, vượt kế hoạch năm đã đề ra. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 12.149 tỷ đồng, tăng 3,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 18.110 tỷ đồng, tăng 20,49%; khu vực thương mại - dịch vụ ước đạt 16.739 tỷ đồng, tăng 6,9%. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 132.054 tỷ đồng, tăng 12,26% so với năm 2017. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 25,7%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 36,8%, ngành dịch vụ chiếm 37,46%. Đến nay, toàn tỉnh có 264 xã triển khai xây dựng nông thôn mới, trong đó đã có 200 xã và 1 huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới, phấn đấu hết năm 2018 toàn tỉnh có 237 xã được công nhận đạt chuẩn. Toàn tỉnh hiện có 6 khu công nghiệp, 20 cụm công nghiệp có nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng. Công tác triển khai các thủ tục quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình được triển khai khẩn trương, bảo đảm các quy định theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Các hoạt động khuyến thương, xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu được quan tâm chỉ đạo thực hiện, thương mại dịch vụ phát triển ổn định. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 16.993,3 tỷ đồng, bằng 122,6% dự toán, tổng thu ngân sách địa phương ước đạt trên 14.535,3 tỷ đồng, bằng 124,7% dự toán.
Trong năm 2018, toàn tỉnh có 152 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư mới hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 6.800 tỷ đồng, tăng 36,9% về số dự án so với năm 2017; có 76 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 596 triệu USD, 13 dự án ODA đang triển khai thực hiện với tổng vốn ODA là 1.585 tỷ đồng. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh - quốc phòng được giữ vững.
Không chỉ có kinh tế phát triển, Thái Bình còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, chiếm 90% trữ lượng bể than đồng bằng sông Hồng và nguồn khí mỏ tự nhiên ở thềm lục địa với trữ lượng trên 10 tỷ m3 đã được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khai thác, dẫn vào khu vực ven biển của tỉnh, với sản lượng 200 triệu m3 khí/năm. Mỏ nước khoáng tự nhiên ở phía Nam tỉnh và nước khoáng nóng ở phía Bắc tỉnh, có trữ lượng lớn, đang được khai thác bước đầu...
Thái Bình có Trung tâm điện lực với 2 nhà máy nhiệt điện, gồm 4 tổ máy, quy mô công suất 1.800 MW, vốn đầu tư 3,4 tỷ USD. Trong đó, tổ máy số 1 và số 2 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 đã hoàn thành chạy thử và hòa lưới điện quốc gia, bảo đảm 100% công suất. Khi đi vào hoạt động, với sản lượng điện năng sản xuất khoảng 10,8 tỷ KWh/năm, Trung tâm Điện lực Thái Bình sẽ bảo đảm nhu cầu sử dụng điện cho tỉnh và các địa phương trong vùng.
Địa hình Thái Bình bằng phẳng, đất đai màu mỡ; bờ biển dài 54km, bãi triều rộng 250 km2, diện tích đất nông nghiệp trên 90 ngàn ha, sản lượng lương thực trên 1 triệu tấn/năm. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi gia súc, đại gia súc, gia cầm và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản; phát triển công nghiệp chế biến nông sản và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ven biển.
Thái Bình có hệ thống giao thông thông suốt, đặc biệt hệ thống giao thông đường thủy nằm gần các đầu mối giao thôn lớn của vùng như cảng biển nước sâu quốc tế Lạch Huyện và sân bay quốc tế Hải Phòng, tạo điều kiện kết nối thuận lợi Thái Bình với các trục giao thông huyết mạch quốc gia và vùng, sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và tăng trưởng cao, bền vững của tỉnh.
Cùng với đó, Thái Bình có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. Số người trong độ tuổi lao động khoảng trên 1,0 triệu người, trong đó 55% lao động qua đào tạo. Thái Bình có 2 trường đại học lớn là Đại học Y Dược Thái Bình và Đại học Thái Bình và 30 cơ sở dạy nghề với quy mô đào tạo nghề cho gần 35.000 người/năm, thuận lợi cho việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
Hiện nay, Thái Bình có 5/7 tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam đã và đang đầu tư vào địa bàn gồm: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Dệt may.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 11 KCN và 50 CCN với tổng diện tích 5.082 ha, trong đó có KCN Thụy Trường, huyện Thái Thụy, diện tích 300ha, đang được Công ty cổ phần KCN Hàn Quốc – KIC nghiên cứu thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng; đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 6 KCN và 31 CCN với tổng diện tích 2.195,4 ha; diện tích đất đã cho thuê là 660,2 ha. Như vậy, Thái Bình còn khoảng 1.535,2 ha đất đã được quy hoạch chi tiết để phát triển sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, tỉnh đã phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch 1 Khu công nghiệp chuyên nông nghiệp với diện tích khoảng gần 500 ha trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, ngành nghề thu hút đầu tư chủ yếu là sản xuất máy nông nghiệp, sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm và Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống.
Thái Bình đã được Chính phủ đồng ý thành lập Khu kinh tế Thái Bình, có diện tích hơn 30.583 ha nằm ở ven biển, trải dài trên 30 xã và 1 thị trấn thuộc hai huyện Tiền Hải, huyện Thái Thụy của tỉnh Thái Bình và đang triển khai thực hiện nhiệm vụ quy hoạch hứa hẹn tạo đột phá về thu hút đầu tư của tỉnh trong tương lai. Khu kinh tế Thái Bình là khu kinh tế tổng hợp với các chính sách ưu đãi đầu tư, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn các nguồn lực bên ngoài để khai thác các tiềm năng phát triển của khu vực. Các cơ chế chính sách áp dụng tại Khu kinh tế ven biển Thái Bình có mức độ khuyến khích, ưu đãi cao nhất theo khuôn khổ pháp luật hiện hành áp dụng đối với các khu kinh tế ven biển bảo đảm tính hấp dẫn, thu hút được nhiều nhất các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.
Mạnh Cường
Tin cùng chuyên mục
- Đánh giá, xác nhận xã Nam Cường đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu 23.12.2024 | 19:49 PM
- Thái Thụy: Tập huấn triển khai quy định về đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập” 23.12.2024 | 17:48 PM
- Đông Hưng: Xây dựng 13 mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ” 23.12.2024 | 17:35 PM
- Tiền Hải: Xây dựng 40 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn 23.12.2024 | 17:36 PM
- Bắt giữ tàu chở cát trái phép tại sông Hồng 23.12.2024 | 17:37 PM
- Thái Bình: Ghi nhận thêm 8 ca mắc sởi 23.12.2024 | 17:37 PM
- Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh 23.12.2024 | 17:38 PM
- Năm 2025, huyện Đông Hưng phấn đấu tốc độ giá trị sản xuất tăng 8,08% 23.12.2024 | 17:10 PM
- Công ty TNHH Một thành viên Xăng dầu Thái Bình: Trao thưởng tổng trị giá 303 triệu đồng cho các khách hàng may mắn 23.12.2024 | 17:06 PM
- Huyện ủy Hưng Hà: Tổ chức kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 23.12.2024 | 17:06 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025