Pháo đài đồng bằng
Dừng chân ở cổng Đông, Tuyền nhìn đoạn đường 10 và đường 39 gặp nhau. Chúng giống như cái hái của thợ gặt. Cán hái là đường 10, mỏ hái là đường 39. Làng Nguyễn nằm gọn trong góc chiếc hái ấy. Nay mai giặc đến, nhất định nó sẽ chiếm hai con đường ấy, uy hiếp sát sạt mặt Đông và mặt Bắc làng này... Hôm chưa dựng làng chiến đấu, Tuyền cảm thấy hai khúc đường như hai lưỡi kéo sẽ cắt vào cổ mình. Hôm nay, Tuyền thấy vững tâm. Làm được khu làng chiến đấu này, người làng Nguyễn có chỗ đứng chắc chắn để chống chọi với giặc. Giặc có vào được đây cũng tróc vẩy sây sườn.
Chưa bao giờ Tuyền ngắm làng mình kỹ như hôm nay. Hồi còn nhỏ Tuyền theo bạn leo lên ngọn đa nhìn xuống, đôi mắt trẻ con chỉ nhìn thấy làng có nhiều nóc nhà, có nhiều ao rộng... Hôm nay nhìn làng, ôi chà, mà xanh, đứng ở một góc nào bên dưới không thấy hết cái đẹp nhiều hình nhiều vẻ của nó. Xanh nõn nà búp chuối, xanh mượt mà tàu cau. Xanh ráp lá tre, xanh trơn lá chè. Xanh phớt tím lá bàng, xanh phớt vàng rau cải. Màu xanh từ chót vót ngọn đa rót xuống, từ mênh mông đồng lúa dâng lên...
Những màu xanh như tranh, như lụa ấy phải được gìn giữ thế nào?...
Giữa trưa, khói lam quấn quýt bò lan trên nóc bếp, dăm ba ngọn vươn lên, là là bay theo gió nhẹ, ngoằn ngoèo như ngọn bí ngọn bầu. Kia mái chùa Quỳnh, lớp lớp ngói cổ rêu phong, khắc sâu thêm trong trí nhớ của Tuyền cái làng Nguyễn đã có ngót nghìn năm lịch sử. Và, kia nữa chùa Sông, ngôi chùa nhỏ bé, nửa ẩn nửa hiện dưới tán lá xanh của cây đa cổ thụ. Ngôi chùa có giếng nước trong gắn liền với câu chuyện xưa mà bây giờ nghe còn bực bội. Ngày ấy dưới triều Lê, làng Nguyễn có anh trò nghèo học giỏi là Nguyễn Bá Dương, thi đỗ ông Nghè, vinh quy không ai ra đón, vì không thuộc dòng dõi chính phái trong làng. Bực mình, ông ném nghiên mực của mình trước cửa chùa Sông, nguyền rằng con cháu phái ông đời đời không đi thi nữa. Chiếc nghiên ấy biến thành giếng nước ngày nay. Và đây, quán Kẽn đầu thôn, cầu Kênh cuối xóm, ngày hai buổi đi làm Tuyền dắt trâu qua... Làng Nguyễn càng nhìn càng đẹp.
4
Từ hôm xây dựng làng chiến đấu, sáng Tuyền đi rất sớm, tối nhập nhoạng mới về nhà. Trời tạnh nhưng Tuyền vẫn phải xắn quần lưng ống chân. Quãng đường về xóm Tuyền chưa xây, đàn trâu của mấy nhà giàu thành thói quen qua đây dạng chân ỉa đái rồi mới về chuồng. Những vũng nước giải đen sì chả mấy khi khô. Đám quan viên hàng xã không cho xây quãng đường này, vì họ chả ra đây làm gì. Xóm Tuyền, cái xóm nghèo nhất làng, trước cách mạng chỉ có mười lăm gia đình, toàn loại cùng đinh mạt hạng. Trận đói Ất Dậu chết sạch mười gia đình.
Xuống ao chùa Sông rửa chân, Tuyền quơ nắm lá mít khô lót ngồi bên gốc mộc hương. Mùi thơm hoa mộc làm Tuyền nghiện. Nó dịu dàng thoang thoảng nhưng thơm lâu, tỏa rộng. Suốt ngày làm việc quần quật, đầu óc như căng ra, về đây hít hương hoa mộc chỉ một lúc thôi. Tuyền thấy tỉnh táo hẳn lên.
Men cạnh tường chùa, Tuyền về nhà mình. Cái nhà hai gian thấp lụp xụp đặt giữa mảnh đất toen hoẻn nửa sào. Đầu nhà, một bán mái luồn vào che thành cái bếp.
Cánh liếp ghép bằng thân cây lau che kín cửa, trong nhà tối om. Tuyền khẽ nhấc liếp, cúi đầu bước vào nhà. Mấy con muỗi loạng choạng bay chúc vào mặt Tuyền. Tuyền nhắm mắt lại.
Nhà ngủ chưa? - Tuyền hướng vào góc nhà, nơi đặt giường của mẹ con cu Hoàn.
Không tiếng trả lời. Xuống bếp sờ tro lạnh ngắt, Tuyền ngồi thừ người. Vợ anh bế con sang nhà chánh Củng. Gần tháng nay, Tuyền lao vào xây dựng làng chiến đấu, không làm được việc gì ở nhà. Vợ Tuyền phải gánh vác mọi thứ, từ việc chăm bón ba sào ruộng đến việc nuôi con... Đã mấy lần cô ấy kèo nhèo: “Nhà hết gạo rồi đấy. Thằng bé ốm. Tôi không xoay ra gạo đâu... Anh thì cứ bỏ nhà đi biền biệt...”. Từ ngày làm bí thư, công tác, họp hành nhiều nhưng chưa lúc nào bận tối tai tối mắt bằng lúc này. Ấy là mới làm việc chuẩn bị đánh giặc. Khi giặc đến thật, phải lo đánh đấm thì bận bịu đến đâu...
Nhớ cái đèn chai đêm qua treo đầu kèo, Tuyền lần mò lấy xuống, rẽ dậu giâm bụt sang nhà bà Sen xin lửa.
Rút cái đóm tre ngâm đưa cho Tuyền, bà Sen thì thào tiếng to, tiếng nhỏ:
- Sáng nay anh ra chỗ đắp lũy, được một lúc cô ấy ôm thằng bé sang nhà bà Củng. Mấy cây rau trồng mới bén rễ, gà hàng xóm mổ nát như băm. Sang nhà người ta hầu hạ, kiếm được bát cơm ăn ngay, việc nhà bỏ đấy. Người đâu có người dại thế.
- Tuyền châm lửa vào đèn rồi ngồi đờ đẫn, đôi mắt nhìn xuống khoảng tối, khuôn mặt xương xương như dài thêm ra... Bà Sen chê trách là đúng. Nhưng nhà hết gạo, mẹ con cô ấy ăn bằng gì. Đói đầu gối phải bò...
- Tôi lấy cái tình lân bang hàng xóm - bà Sen tiếp - mấy lần nói với cô ấy. Đã hay mình không có ruộng, phải cấy tô cấy rẽ cho họ, mình phải chiều chuộng, kẻo họ đòi ruộng. Nhưng một vừa hai phải thôi, biết bao nhiêu cho vừa ý họ... Lại còn phải giữ gìn cho anh nữa chứ. Không lại mang tiếng vợ con cán bộ thậm thụt với nhà giàu để nhờ vả.
Tuyền sửa lại cách ngồi để giấu cái giật mình... Bà Sen nghĩ xa thật. Tuyền chưa nghĩ tới điều ấy. Tưởng nhà túng thiếu, vợ làm sao kiếm được bát ăn là tốt rồi. Mai nhất định gọi cô ấy về. Trước kia là người làm thuê, ở đợ nó khác. Bây giờ ra ngoài rồi, mình lại là anh cán bộ xã. Cho vợ con la cà vào nhà giàu, người ta lại tưởng mình nhờ vả, nay đồng bạc, mai thúng thóc... Cái lão Củng giàu nhất vùng này, chánh tổng Cổ Cốc ác lừng tiếng, đánh chết người thiếu thuế, cả làng oán ghét. Hay gì mà sà vào làm thân... Đôi mắt quầng thâm của Tuyền như thụt sâu vào.
- Tối nay anh có họp hành gì không? - Bà Sen hỏi.
- Không ạ! Nửa tháng nay mới có tối nghỉ họp.
- Làm bí thư chi bộ chẳng khác gì người đàn ông ở một gia đình lớn. Việc gì cũng phải nghĩ, phải bàn; ai cũng muốn gặp, muốn hỏi. Những ngày xây dựng làng chiến đấu, bao nhiêu việc rắc rối phải tìm cách lần gỡ. Ban ngày làm, ban đêm họp. Được việc chung, bỏ bễ việc nhà.
- Tuyền xách đèn về, cởi áo, mặc mỗi chiếc quần đùi, khom lưng lội xuống chuồng lợn. Cào phân vào rổ, bê lên cửa chuồng, lễ mễ bưng đến hố ủ. Mái chuồng khum mấy chiếc vòi tre phủ rạ mỏng. Chui vào buồng như chui vào cái vòm cống lụp xụp ngột ngạt. Tuyền nghĩ đến vợ: mình khỏe, mình làm cố còn được; cô ấy yếu, một mình chả làm nổi. Chê trách lắm tội nghiệp cho cô ấy...
(còn nữa)
BÚT NGỮ
Thành phố Thái Bình
Tin cùng chuyên mục
- Tuyển Việt Nam đá tập với đội 9 lần vô địch K.League 21.11.2024 | 19:28 PM
- Thông cáo báo chí số 22 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV 21.11.2024 | 19:02 PM
- Thăm các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp 21.11.2024 | 19:03 PM
- Thường trực HĐND tỉnh: Giám sát chuyên đề việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước của huyện Tiền Hải 21.11.2024 | 19:03 PM
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh 21.11.2024 | 19:07 PM
- Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên 21.11.2024 | 19:08 PM
- Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia 21.11.2024 | 19:08 PM
- Xử lý 4 điểm vi phạm hành lang lưới điện cao thế 21.11.2024 | 19:10 PM
- Quỳnh Phụ: Tổng giá trị hoạt động nhân đạo năm 2024 đạt trên 14,6 tỷ đồng 21.11.2024 | 17:38 PM
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết 21.11.2024 | 17:34 PM
Xem tin theo ngày
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam