Chính thức lưu hành vaccine sốt rét, tiêm cho trẻ em châu Phi đầu tiên
Ngày 23/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố lưu hành vaccine sốt rét và triển khai trước ở Malawi, Kennya, Ghana. Trong đó, Malawi là quốc gia đầu tiên tại châu Phi bắt đầu tiến hành đợt tiêm chủng thử nghiệm này. Loại vaccine hoạt động theo cơ chế chủ động kích hoạt hệ miễn dịch có tên Mosquirix được hy vọng sẽ giúp ngăn ngừa căn bệnh truyền nhiễm hằng năm lấy đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người tại "Lục địa Đen”.
WHO cho biết theo kế hoạch, khoảng 360.000 trẻ em tại 3 quốc gia nói trên sẽ được tiêm chủng trong chiến dịch tiêm thử nghiệm dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2022. Đây cũng được xem là đợt tiêm chủng vaccine phòng bệnh sốt rét lớn nhất trên thế giới từ trước tới nay.
Được đặt tên thương mại Mosquirix, vaccine phòng chống sốt rét thế hệ mới này do hãng dược phẩm nổi tiếng của Anh GlaxoSmithKline hợp tác với Path Malaria Vaccine Initiative- một tổ chức phi chính phủ chuyên về phòng chống sốt rét- phát triển. GlaxoSmithKline đã dành 30 năm để nghiên cứu loại vaccine này với tổng chi phí lên tới 1 tỷ USD.
Mosquirix hoạt động theo cơ chế kích hoạt hệ miễn dịch để chống lại sự xâm nhập của ký sinh trùng sốt rét ngay tại thời điểm chúng bắt đầu xâm nhập vào hệ tuần hoàn của con người.
Kết quả thử nghiệm ban đầu đối với 15.000 người tình nguyện tại 7 quốc gia cho thấy Mosquirix đã làm giảm khả năng xâm nhập của ký sinh trùng sốt rét tới trên 40%.
Vaccine được tiêm 4 mũi. 3 mũi đầu tiêm cho trẻ từ 5 đến 9 tháng tuổi. Mũi thứ 4 được tiêm lúc trẻ lên 2 tuổi.
WHO cho biết, mặc dù Mosquirix chưa thể ngăn ngừa hoàn toàn sự xâm nhập của ký sinh trùng sốt rét nhưng đây là loại vaccine được đánh giá là tiên tiến và có hiệu quả cao nhất ở thời điểm hiện tại.
Cũng theo tổ chức này, hằng năm, châu Phi phải chi hơn 12 tỷ USD để chữa trị sốt rét, tương đương khoảng 40% chi tiêu y tế của một quốc gia.
Mỗi năm có khoảng từ 300-500 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh sốt rét và có khoảng 1 triệu người tử vong vì bệnh này.
Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi chiếm tới 70% số ca sốt rét trên toàn cầu. Cứ mỗi 2 phút lại có một trẻ em tử vong vì căn bệnh này.
Theo chinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan 04.04.2025 | 19:08 PM
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ 04.04.2025 | 18:13 PM
- Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm Tổng thống Cộng hòa Burundi Evariste Ndayishimiye 04.04.2025 | 17:03 PM
- Tích cực nghiên cứu, góp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng 04.04.2025 | 17:21 PM
- Véo mũi đối thủ, Mourinho có thể nhận án treo giò cực nặng 04.04.2025 | 18:32 PM
- Yêu cầu các trường đại học rà soát tổ hợp xét tuyển không có môn chính 04.04.2025 | 17:17 PM
- HĐND huyện Vũ Thư: Họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất 04.04.2025 | 16:35 PM
- Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ 04.04.2025 | 17:16 PM
- Ngày Thế giới phòng chống bom mìn (4/4): Mối hiểm họa ẩn mình 04.04.2025 | 16:11 PM
- Ra quân lập lại trật tự giao thông trên tuyến đường Lê Quý Đôn 04.04.2025 | 17:57 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới