Ra mắt bộ sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học đầu tiên trong lịch sử
Bộ sách là sản phẩm của các soạn giả uy tín, có tên tuổi như Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Trần Trọng Kim và Đỗ Thận.
Ra đời với mục đích dạy chữ quốc ngữ cho học sinh cấp Sơ học yếu lược (tương đương với ba năm đầu tiểu học ngày nay) từ bắc vào nam, bộ sách Quốc văn Giáo khoa thư gồm ba quyển: Quyển Ðồng ấu - Cours Enfantin dành cho học sinh lớp Năm, gồm 34 bài đầu dạy trẻ các chữ cái và đánh vần, 55 bài sau là các bài tập đọc, Quyển Dự bị - Cours Préparatoire dành cho lớp Tư, gồm 120 bài tập đọc và Quyển Sơ đẳng - Cours Elémentaire dành cho lớp Ba, gồm 84 bài tập đọc.
Điểm thú vị nhất của bộ sách đó là trong các bài tập đọc luôn lồng ghép nội dung về luân lý, lịch sử, địa lý, vệ sinh, tự nhiên… kèm theo phần giải thích từ ngữ, bài tập và tập viết. Mỗi bài đều có hình minh họa, theo lối tranh khắc gỗ hồn nhiên, chân phương mà có tài liệu cho là của họa sĩ Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ.
Những lời dặn dò của giáo viên được ghi chú phía dưới, những bài học ngắn, dễ hiểu, được đúc rút trong một câu hoặc cụm từ giúp trẻ nhớ lâu: Sớm tối thăm nom cha mẹ, Thợ cấy hát dịu dàng, Mùa xuân là mùa vui vẻ, Thân thể thì phải năng vận động…
Theo nhóm tác giả, ở phần Tiểu dẫn: "Lối dạy những chữ cái như thế này, trên có chữ, dưới có tiếng, bên cạnh lại có tranh vẽ. Thí dụ như học chữ i, đứa trẻ nhìn nhận rõ mặt chữ và đọc lên cho đúng âm. Ông thầy lại đọc tiếng "đi” lên cho nó nghe, mà bảo rằng trong tiếng "đi” có chữ "i". Tiếng "đi” lại có tranh một đứa trẻ đi học. Như thế là đứa bé mắt nhìn mặt chữ, mồm đọc âm chữ, tai nghe tiếng có âm chữ, mắt trông thấy hình tượng cái tiếng có chữ, rồi tay lại tập viết chữ ấy. Học như thế, bao nhiêu giác quan đều hoạt động, thì học chữ nào là chữ ấy in hẳn vào óc không sao quên được nữa.
Những tranh vẽ trong quyển sách này lại có cái lợi khác nữa: là khiến đứa trẻ trông thấy tranh vẽ lấy làm thích mà muốn học và nhân đấy nó lại học được những sự vật thiết dụng hằng ngày”.
Ở lần tái bản này, NAB Kim Đồng chủ yếu dựa vào bản in năm 1935, kể cả phần học vần và tập viết của quyển dành cho lớp Đồng ấu. Một số bài có nội dung không còn phù hợp đã được lược bỏ. Những cách viết theo kiểu cũ đều được chữa cho phù hợp với cách viết của tiếng Việt hiện tại, chẳng hạn, không dùng dấu gạch nối giữa các từ ghép; những lỗi in sai, nhầm lẫn đều được chỉnh sửa chu đáo. Riêng phần tranh minh họa, NXB đã xử lý mỹ thuật công phu hơn, làm cho rõ nét hơn.
Theo nhandan.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khuyến nghị mới nhất của WHO về HMPV khẳng định không có gì bất thường 10.01.2025 | 17:48 PM
- Mỹ thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD do cháy rừng 10.01.2025 | 17:20 PM
- Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD 10.01.2025 | 16:30 PM
- Hưng Hà: Xét xử lưu động 2 vụ án hình sự 10.01.2025 | 16:29 PM
- Tin không khí lạnh tăng cường và rét tỉnh Thái Bình 10.01.2025 | 16:25 PM
- Đồng USD hướng đến chuỗi tuần tăng giá dài nhất trong hơn một năm 10.01.2025 | 15:56 PM
- Khám phá hòn đảo hoang sơ, bí ẩn nhất Hàn Quốc 10.01.2025 | 15:56 PM
- Djokovic tiết lộ chi tiết đầy bất ngờ trong vụ trục xuất tại Úc 10.01.2025 | 15:56 PM
- Huy động được trên 210 tỷ đồng cho quỹ khuyến học 10.01.2025 | 15:45 PM
- Ronaldo 'khai xuân' 2025 bằng kỷ lục không ai sánh nổi 10.01.2025 | 15:47 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng