Bát Cương Bát Pháp - một bảo bối của đông y
Ảnh minh họa
Khi nói tới đông y thì không thể không nói tới Bát Cương Bát Pháp.
Ai đã yêu đông y thì không thể không yêu Bát Cương Bát Pháp.
Ai muốn hành nghề đông y thì bắt buộc phải nghiên cứu một cách đầy đủ, cẩn thận, kỹ lưỡng và rất sâu sắc về Bát Cương Bát Pháp.
Vậy Bát Cương Bát Pháp là gì?
1) Nói về Bát Cương:
Bát Cương chính là 8 cương lĩnh để chẩn đoán bệnh, gồm: Biểu chứng, Lý chứng, Hàn chứng, Nhiệt chứng, Hư chứng, Thực chứng, Âm chứng, Dương chứng.
Để hiểu được 8 cương lĩnh này, chúng ta cần phải có một niềm tin vững chắc vào lý luận và thực tiễn của đông y, chúng ta phải có một quá trình nghiên cứu say sưa, nghiêm túc về nó. Đừng bao giờ vội vã, cứ từ từ, dần dần, từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, đời này qua đời khác mà ngẫm nghĩ, mà tích lũy, tự luận giải, tự đúc kết thì sẽ đem lại kết quả khôn lường; đó chính là gia truyền, đó chính là kinh nghiệm trong đông y.
Sự luận giải cho từng cương lĩnh của Bát Cương Bát Pháp như sau:
Biểu chứng: là nói về chứng hoặc bệnh còn ở nông, ở bên ngoài: da, gân, cơ, xương, khớp, ngũ quan, kinh lạc...
Lý chứng: là nói về chứng hoặc bệnh đã xâm nhập vào sâu bên trong lục phủ ngũ tạng (tim, gan, lách, phổi, thận, ruột già, ruột non, mật, dạ dày, bàng quang, tam tiêu).
Hàn chứng: là nói về sự lạnh, chứng lạnh như chân tay lạnh, đầu lạnh, mặt tái, da lạnh, rét run, đại tiện lỏng...
Nhiệt chứng: là nói về sự nóng, người sốt, chân tay nóng, đầu nóng da nóng, mặt đỏ, táo bón...
Hư chứng: là nói về sự hư suy của chính khí trong cơ thể, hư suy về âm, dương, khí, huyết; làm cho người gầy, da xanh, mệt mỏi, thở hụt hơi, cơ nhục nhẽo, tự ra mồ hôi hoặc mồ hôi trộm, tiểu tiện nhiều nước trong dài, chất lưỡi nhợt, mạch vi tế...
Thực chứng: là nói về sự phản ứng mạnh mẽ của cơ thể do cảm phải ngoại tà trong khi chính khí của cơ thể còn mạnh.
Âm chứng và Dương chứng: là hai cương lĩnh tổng quát hay còn gọi là tổng cương để đánh giá tình trạng chung của bệnh. Nói Âm và Dương là tổng cương bởi lẽ Dương là sự tập hợp các hội chứng của Biểu, hội chứng của Nhiệt, hội chứng của Thực; còn Âm là sự tập hợp các hội chứng của Lý, hội chứng của Hư, hội chứng của Hàn.
Âm chứng: bao gồm các chứng hư và hàn; biểu hiện ra người lạnh, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, hơi thở nhỏ, thích ấm, không khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, nằm quay mặt vào trong, lưỡi nhạt, mạch trầm nhược.
Dương chứng: bao gồm các chứng thực và nhiệt; biểu hiện ra người nóng sốt, mặt đỏ, chân tay nóng, dễ bị kích thích, thở to thô, sợ nóng, khát, tiểu tiện đỏ, đục, ít, đại tiện táo, nằm quay mặt ra ngoài, mạch hoạt sác, phù có lực.
Khi âm dương mất thăng bằng nó sẽ thể hiện ra nếu Thiên thắng tức là dương thịnh, âm thịnh; nếu Thiên suy tức là âm hư, dương hư, vong âm, vong dương.
Âm hư: biểu hiện nhức trong xương, triều nhiệt, ho khan, họng khô, hai gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, khát, vật vã, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Dương hư: biểu hiện sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn không tiêu, di tinh hoặc liệt dương, đau lưng mỏi gối, ỉa chảy, tiểu tiện trong dài, đại tiện phân nát hoặc sống phân, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch nhược vô lực.
Vong âm: biểu hiện mồ hôi nóng, mặn, không dính, háo khát, thích uống nước lạnh, chân tay ấm, lưỡi khô, mạch vi, tế sác.
Vong dương: biểu hiện mồ hôi ra nhiều, sợ lạnh, chân tay lạnh, không khát, thích uống nước ấm, lưỡi nhợt, mạch phù sác vô lực, rồi mạch vi muốn tuyệt.
2) Nói về Bát Pháp:
Bát Pháp chính là 8 phương pháp để chữa bệnh gồm: Thổ pháp, Hạ pháp, Hãn pháp, Ôn pháp, Thanh pháp, Tiêu pháp, Hòa pháp, Bổ pháp.
Thổ pháp: là dùng các vị thuốc kết hợp với nhau tạo thành bài thuốc có tác dụng gây nôn khi đồ ăn thức uống còn đọng trong dạ dày.
Hạ pháp: là dùng các vị thuốc, bài thuốc có tác dụng tẩy và nhuận tràng để đưa các chất ứ đọng trong ruột ra qua đường hậu môn.
Hãn pháp: là dùng các vị thuốc kết hợp với nhau tạo thành bài thuốc có tác dụng cho ra mồ hôi để đưa tà khí ra ngoài trong khi bệnh còn ở biểu.
Ôn pháp: là dùng các bài thuốc ấm nóng để chữa các chứng hư hàn hoặc thực hàn.
Thanh pháp: là dùng các vị thuốc kết hợp với nhau tạo thành bài thuốc có tác dụng làm mát để chữa các chứng nhiệt, nóng trong người.
Tiêu pháp: là dùng các bài thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do tích tụ, ngưng trệ, huyết ứ, khí trệ, ứ đàm, ứ nước, ứ đọng thức ăn.
Hòa pháp: là dùng các vị thuốc kết hợp với nhau tạo thành bài thuốc có tác dụng chữa các bệnh thuộc bán biểu bán lý và các bệnh gây ra do sự mất điều hòa khí huyết các tạng phủ trong cơ thể.
Bổ pháp: là dùng các bài thuốc có tác dụng chữa các chứng chính khí hư suy, công năng hoạt động của cơ thể đã bị giảm sút.
Nếu ai đã đẫm mồ hôi để thâu nạp được trọn lý luận Bát Cương thì chắc chắn sẽ là người chẩn đoán bệnh giỏi; ai đã phải sôi nước mắt đúc rút được nhiều kinh nghiệm thực tiễn qua Bát Pháp thì sẽ là người chữa bệnh tài tình; khi đó nếu được thần dân gọi là Thầy thuốc thì không còn gì phải hổ thẹn.
Bằng tâm huyết và lòng say mê nghề đông y, để giúp bạn đọc dễ nhớ, dễ hiểu hơn về Bát Cương Bát Pháp, tác giả bài viết này xin tóm tắt thành bài thơ sau:
Bát Cương Bát Pháp
Bát Cương - Hư, Thực, Âm, Dương
Hàn, Nhiệt, Biểu, Lý là phương cổ truyền
Bát Pháp chữa bệnh tỏ tường
Hãn pháp là chữa ra đường mồ hôi
Thổ pháp nôn mửa liên hồi
Hạ pháp tẩy rửa cho trôi nhuận tràng
Ôn pháp thuốc nóng chữa hàn
Thanh pháp thuốc lạnh sẽ làm nhiệt tan
Tiêu pháp tiêu tán ứ tràn
Hòa pháp hòa giải muôn vàn điều hay
Chính khí hư yếu lâu ngày
Ta dùng pháp bổ cho đầy khí nguyên.
Bác sĩ đông y Bùi Vũ Khúc
(Nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh)
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025 26.04.2025 | 08:00 AM
- Phở Việt Nam: Từ gánh rong đến biểu tượng ẩm thực toàn cầu 26.04.2025 | 08:00 AM
- Sơ duyệt cấp Nhà nước Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 26.04.2025 | 07:57 AM
- Bằng chứng khoa học và thực tiễn phủ nhận luận điệu xuyên tạc về thời đại ngày nay 26.04.2025 | 07:59 AM
- Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào 26.04.2025 | 07:57 AM
- Trao quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan Công an thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc 26.04.2025 | 07:59 AM
- Sẽ trình Quốc hội thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội 25.04.2025 | 21:41 PM
- Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ 25.04.2025 | 19:08 PM
- Gần 5.000 công trình, phần việc được thực hiện trong Tháng thanh niên năm 2025 25.04.2025 | 18:31 PM
- Đông Hưng: Phát động đợt phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ từ ngày 30/4 - 3/5 25.04.2025 | 18:32 PM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ
- Thống nhất chủ trương tiếp nhận Dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J tại khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải
- Thường trực HĐND tỉnh thống nhất thông qua kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh
- Hội nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các anh hùng liệt sĩ
- Triển khai cuộc giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch số 123-KH/TU
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy dâng hương tưởng niệm các anh hùng, người có công với cách mạng, tướng lĩnh Quân đội quê Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã