Thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
Xuất hiện nhiều mô hình
Về xã Đông Sơn (Đông Hưng) hôm nay, chúng tôi chứng kiến sự “thay da, đổi thịt” của một vùng hai lúa chiêm trũng, kém năng suất giờ được thay thế bằng những mô hình VAC áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao đã và đang là điểm nhấn trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tại địa phương.
13 năm trước, vợ chồng bà Bùi Thị Thoa ở Đông Sơn đặt nhát cuốc đầu tiên trên thửa đất 18.000m2 hoang hóa, một năm cấy một vụ lúa. Sau ngần ấy năm, với số vốn hơn 5 tỷ đồng đầu tư xây dựng VAC, gia đình bà đã có cơ ngơi khang trang. Mỗi năm gia đình xuất bán hàng chục tấn cá các loại, hơn 20.000 con gà, vịt giống và thương phẩm. Doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Bà Thoa chia sẻ: Mặc dù gia đình thiệt hại số lượng lớn lợn nái và lợn thịt do bệnh dịch tả lợn châu Phi nhưng chúng tôi không nản chí. Chúng tôi đã chuyển trọng tâm đầu tư nuôi cá và gà, vịt giống để cung cấp ra thị trường những tháng cuối năm. Gia đình tôi cũng mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp hội nông dân trong tỉnh, nhất là tạo điều kiện để các hộ chăn nuôi được tiếp cận các nguồn vốn vay.
Cũng như gia đình bà Thoa, ông Nguyễn Khắc Thành, xã An Hiệp (Quỳnh Phụ) là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu của xã. Năm 2016, trên diện tích hơn 3.600m2 đất chuyển đổi, ông Thành trồng hơn 300 cây bưởi diễn, cam canh và dừa. Ngoài ra, ông còn tận dụng ao trữ nước để trồng thêm ấu. Mặc dù mô hình không lớn nhưng trừ chi phí nhân công, phân bón... mỗi năm gia đình thu về hơn 100 triệu đồng tiền lãi.
Ông Thành chia sẻ: Nhận thấy cây ăn quả và cây ấu rất phù hợp với chất đất ở địa phương nên tôi đã mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất. Tôi cũng mong muốn các cấp, các ngành, nhất là các cấp hội nông dân tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, dạy nghề, tín chấp cho nông dân vay vốn mua vật tư, máy móc nông nghiệp cũng như tiêu thụ sản phẩm để người nông dân yên tâm sản xuất.
Tiếp tục hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh có 1.777 chi hội tổ chức cho hội viên, nông dân đăng ký, đạt 100%; trong đó có 242.651 hộ hội viên, nông dân đăng ký đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, chiếm 80,1% tổng số hội viên nông dân toàn tỉnh.
Ông Lê Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Các cơ sở hội đã tích cực vận động hội viên, nông dân đầu tư vốn cải tạo vườn tạp, phát triển chăn nuôi, chuyển đổi vùng đất úng, trũng kém hiệu quả sang chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ phong trào, xuất hiện nhiều tấm gương vượt khó vươn lên, nhiều hội viên, nông dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. Đến nay, toàn tỉnh có trên 194.000 hộ hội viên, nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi.
Đa dạng kênh hỗ trợ nông dân
Tính đến hết tháng 6/2019, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã nhận ủy thác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội giúp 62.340 hộ nông dân vay với tổng dư nợ 2.562,122 tỷ đồng. Cùng với đó, các cấp hội đang quản lý và sử dụng có hiệu quả trên 24 tỷ đồng vốn quỹ hỗ trợ nông dân giúp hộ hội viên vay phát triển sản xuất. Nguồn vốn vay của quỹ được triển khai đúng tiến độ, đúng mục đích, không có trường hợp nợ khê đọng và sử dụng vốn sai mục đích.
Ông Lê Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh nhấn mạnh: Ngoài việc hỗ trợ để hội viên được tiếp cận các kênh vốn vay, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành liên quan tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng các mô hình trình diễn để hội viên, nông dân áp dụng vào sản xuất. 6 tháng đầu năm 2019, các cấp hội đã tổ chức 84 cuộc hội thảo, tham quan học tập mô hình cho gần 8.000 lượt hội viên, mở 1.150 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 108.000 lượt hội viên, nông dân; đồng thời mở 115 lớp dạy nghề cho trên 3.800 hội viên, sau học nghề gần 1.300 người có việc làm.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ông Nguyễn Văn Năng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Hưng |
Tất Đạt - Tiến Đạt
Tin cùng chuyên mục
- Đại hội đại biểu Hội Kế hoạch hóa gia đình huyện Hưng Hà lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 27.11.2024 | 19:30 PM
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32% 27.11.2024 | 19:33 PM
- Đại biểu HĐND tỉnh, HĐND huyện: Tiếp xúc cử tri huyện Kiến Xương 27.11.2024 | 19:35 PM
- Trong tuần, ghi nhận 86 trường hợp phạt nguội 27.11.2024 | 19:36 PM
- Ngày Internet Việt Nam 27/11/2024 - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI 27.11.2024 | 19:37 PM
- Tập huấn nghiệp vụ văn hóa, thể thao cho 210 học viên tại Vũ Thư và thành phố Thái Bình 27.11.2024 | 17:30 PM
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 27.11.2024 | 17:30 PM
- Thể lệ Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 (năm 2025) 27.11.2024 | 17:08 PM
- "Bà lão AI" chống lừa đảo qua điện thoại 27.11.2024 | 17:08 PM
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt 27.11.2024 | 15:38 PM
Xem tin theo ngày
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII