Thu gom, xử lý rác thải đô thị còn nhiều khó khăn
Hướng tới trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh, thời gian qua, bên cạnh việc chú trọng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường luôn được thành phố Thái Bình đặc biệt quan tâm.
Theo đó, nhiều giải pháp đồng bộ, việc làm thiết thực đã được triển khai thực hiện như lực lượng công nhân vệ sinh môi trường được tăng cường, bố trí theo từng bộ phận cụ thể; triển khai công tác thu gom rác thải sinh hoạt từ các hộ dân bằng xe cơ giới tại các phường; đầu tư mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị chuyên dụng cho việc thu gom, vận chuyển rác thải với mục đích hạn chế thấp nhất lượng rác thải tồn đọng trên các trục đường, các điểm công sở, trường học và khu vực chợ...
Hiện nay, rác thải của hộ dân tại các tuyến đường được xe cơ giới thu gom còn rác thải trong các ngõ, ngách được công nhân thu gom, tập kết tại các điểm trung chuyển rác sau đó vận chuyển bằng xe ép rác chuyên dụng đưa về nhà máy xử lý rác thải tập trung phân loại sơ bộ và xử lý.
Tuy nhiên, các điểm trung chuyển rác nằm quá gần khu dân cư, đường giao thông, không bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, gây mất mỹ quan đô thị và gây bức xúc cho các hộ dân sinh sống xung quanh khu vực. Nhà máy xử lý rác thải tập trung đặt tại phường Tiền Phong với nhiệm vụ xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt trên địa bàn hiện có 2 lò đốt công nghiệp đang hoạt động, công suất xử lý rác thải 8 tấn/giờ, cơ bản đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải bằng công nghệ đốt kết hợp chôn lấp hợp vệ sinh.
Có thể thấy, mặc dù năng lực thu gom chất thải, rác thải của thành phố đã được cải thiện, toàn bộ rác thải được vận chuyển, tập kết về “một mối” nhưng do thành phần rác phức tạp, lại không được phân loại tại nguồn nên việc xử lý rác còn nhiều bất cập. Làm cách nào để hạn chế mùi hôi và không gây ô nhiễm môi trường tại khu vực bãi rác tập kết vẫn còn là bài toán khó, chưa có lời giải đối với các cấp chính quyền thành phố.
Còn tại các thị trấn - nơi tập trung đông dân cư, việc xử lý rác thải đang đè nặng lên vai chính quyền địa phương. Đến nay, cơ bản các thị trấn trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, với lượng rác thải lớn, khoảng 10 tấn/ngày nên hầu hết các lò đốt đều trong tình trạng quá tải khiến cho lượng rác đốt chỉ đạt 50 - 60%.
Sau 7 năm đầu tư xây dựng lò đốt rác, đến nay lò đốt rác của thị trấn Thanh Nê (Kiến Xương) luôn quá tải, thường xuyên hư hỏng, tỷ lệ đốt chỉ đạt khoảng 50%, còn lại được chôn lấp. Để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường từ bãi rác, thị trấn Thanh Nê đã có kế hoạch mở rộng bãi rác lên 1,5ha. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của địa phương là công tác giải phóng mặt bằng do thiếu kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng để thu hồi đất.
Thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà) chưa đầu tư xây dựng lò đốt rác, rác thải sinh hoạt được chôn lấp tại bãi rác tập trung. Tuy nhiên, do ý thức của người dân chưa cao nên tình trạng xả rác ra sông Sa Lung đoạn qua địa phận thị trấn vẫn diễn ra. Sông Sa Lung là một trong những con sông quan trọng của huyện Hưng Hà, trực tiếp cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống dân sinh cho nhiều địa phương của huyện. Không những thế, con sông này còn cung cấp nước nguồn cho cả hệ thống thủy nông Bắc của tỉnh, trong đó có huyện Đông Hưng. Đoạn sông đi qua địa phận của xã Tân Lễ về tới thị trấn Hưng Nhân dài khoảng 6km ngày qua ngày vẫn đang phải hứng chịu cảnh người dân xả rác thải sinh hoạt xuống dòng sông.
Kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày càng nâng cao. Xu hướng dân số tiếp tục gia tăng do di cư từ nông thôn ra thành thị đang là sức ép lớn gây ra tình trạng quá tải với môi trường. Để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường tại các đô thị, thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường và xả rác thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt. Đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của rác thải và lợi ích của việc phân loại rác thải tại hộ gia đình..., góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đức Dũng
Tin cùng chuyên mục
- Viết tiếp truyền thống hào hùng, vững mạnh toàn diện, mẫu mực tiêu biểu xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh Thái Bình 22.12.2024 | 20:23 PM
- Xã luậnNhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới 22.12.2024 | 09:16 AM
- Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án đầu tư tuyến đường sắt, dự khởi công dự án nhà ở xã hội 22.12.2024 | 20:20 PM
- Quân dân Thái Bình - 80 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc 22.12.2024 | 17:29 PM
- Hội Doanh nhân cựu chiến binh tỉnh: Quyên góp trên 8,1 tỷ đồng tham gia các hoạt động từ thiện 22.12.2024 | 17:30 PM
- Khám phá vẻ đẹp thác Chapơr 22.12.2024 | 15:32 PM
- Lợi ích khi đi bộ 10.000 bước mỗi ngày 22.12.2024 | 15:36 PM
- Củ cải ngâm nước tương: Món ngon ngày đông 22.12.2024 | 15:32 PM
- Khánh thành dự án nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips tại cụm công nghiệp Hưng Nhân 22.12.2024 | 15:33 PM
- Toàn cảnh Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) 22.12.2024 | 15:37 PM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân