Xử lý những điểm “nóng” về ô nhiễm nguồn nước: Đau đầu tìm lời giải!
Những năm gần đây, ô nhiễm nguồn nước đã nổi lên trở thành một mối đe dọa kinh tế lớn bậc nhất cho Việt Nam. Mặc dù là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng lượng dòng chảy nước mặt hàng năm lên đến 830 – 840 tỷ m3 nhưng theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nguồn tài nguyên nước của nước ta chỉ ở mức trung bình trên thế giới (tổng lượng nguồn nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 63%).
Hiện tại các lưu vực sông đang tiếp nhận chất thải từ các nguồn: nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, y tế và chất thải rắn. Trong tổng lượng nước thải phát sinh ra các lưu vực, lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Những “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường nước có thể kể ra như: Lưu vực sông Nhuệ – Đáy, các sông nội thành Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh), khu vực thượng nguồn sông Mã.
Ngoài ra những vụ việc gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thời gian qua cũng góp phần làm vấn đề ô nhiễm nguồn nước “nóng” hơn bao giờ hết.
Báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng cho biết, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20% (như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Vĩnh Phúc …). Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành để giảm chi phí. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Những khu còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận.
Hầu hết các làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải (ảnh chụp tại làng nghề Hoài Đức)
Trong khi đó, thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề (trong đó có 240 làng nghề truyền thống) với khoảng 11 triệu lao động, tập trung phát triển nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề, mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Báo cáo của Tổng cục Môi trường cho biết, Việt Nam hiện có 13.500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh 125.000 m3 nước thải y tế; 787 đô thị với 3.000.000 m3 nước thải ngày/đêm nhưng hầu hết chưa được xử lý.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường thì việc giải quyết những điểm “nóng” về ô nhiễm nguồn nước thực sự không đơn giản và cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
ThS. Nguyễn Thị Việt Hồng, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “Về mặt tổng thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung rà soát lại toàn bộ các quy định pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường để đề xuất sửa đổi các quy định về bảo vệ môi trường, nguồn nước trong các luật để bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường hiện nay. Bộ cũng tập trung triển khai Đề án kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, trong đó lồng ghép bộ tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, đảm bảo không thu hút công nghệ sản xuất lạc hậu vào Việt Nam”.
Chuyên gia này cũng cho hay, chúng ta cần tập trung đầu tư hệ thống giám sát các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước theo hướng xã hội hóa việc quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải. Qua đó các cơ sở xả nước thải, các cơ sở khai thác nước sẽ phải tự đầu tư lắp đặt các thiết bị quan trắc tự động, phân tích chất lượng nước thải ... và kết nối vào hệ thống giám sát chung do Nhà nước đầu tư tạo thành một hệ thống thống nhất giữa Trung ương, địa phương và trên từng lưu vực sông.
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong đề xuất: “Bên cạnh công tác tuyên truyền thì công tác thanh tra, giám sát về môi trường cũng cần phải đẩy mạnh hơn nữa với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Bên cạnh đó, việc thành lập và duy trì hoạt động có hiệu lực, hiệu quả các tổ giám sát và đường dây nóng phản ánh vi phạm môi trường về rác thải và nước thải là cần thiết. Điều này sẽ giúp tiếp cận thông tin, kiểm soát tình hình và xử lý nghiêm các điểm nóng về môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các thế hệ và trách nhiệm của các doanh nghiệp”.
Theo baotainguyenmoitruong.vn
Tin cùng chuyên mục
- 9 điểm thưởng thức cơm 'quốc dân' Malaysia 05.02.2025 | 16:03 PM
- Bahrain đăng cai Đại hội thể thao thanh thiếu niên châu Á lần thứ 3 05.02.2025 | 16:03 PM
- Tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 05.02.2025 | 16:03 PM
- Bộ Y tế khuyến cáo hạn chế ra ngoài trời lạnh từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng 05.02.2025 | 15:55 PM
- Lễ hội Gò Đống Đa: Ngày hội văn hóa ý nghĩa kết nối quá khứ và hiện tại 05.02.2025 | 15:55 PM
- Tại sao cá nhân hóa khách hàng vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều doanh nghiệp? 05.02.2025 | 16:04 PM
- Áo Lễ Tùng Dương – Tiên phong trong ngành may phẩm phục Công giáo 05.02.2025 | 16:04 PM
- Khởi tố đối tượng làm giả tài liệu, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 05.02.2025 | 16:03 PM
- Toàn tỉnh có 270 HTX nông nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm 05.02.2025 | 15:24 PM
- Thái Thụy: Thăm, tặng quà tân binh có hoàn cảnh khó khăn 05.02.2025 | 15:25 PM
Xem tin theo ngày
- Khởi công xây dựng nhà máy sản xuất rượu soju tại khu công nghiệp Liên Hà Thái
- Cộng đồng doanh nghiệp thi đua đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu xuân mới
- Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với UBND tỉnh
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ năm 2025
- Đồng chí Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
- Thành phố Thái Bình: Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ
- Ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh Thái Bình ngày càng phát triển, văn minh, giàu đẹp
- Tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các anh hùng liệt sĩ