Thứ 4, 27/11/2024, 05:19[GMT+7]

Ngành tấm lợp fibro xi măng và nỗi trăn trở 20 năm của doanh nghiệp

Thứ 3, 29/10/2019 | 10:12:46
1,819 lượt xem
Khoảng những năm 2000, thông tin tấm lợp fibro xi măng chứa amiang trắng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người đã khiến dư luận hoang mang. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều chuyên gia vẫn khẳng định chưa có đủ bằng chứng để “kết tội” vật liệu xây dựng hữu ích này. Và nỗi trăn trở của doanh nghiệp trong ngành cũng kéo dài 20 năm.

Sản xuất tấm lợp Fro-ximăng

Ngày 02 tháng 08 năm 2019, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội – Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã có Công văn số 1441/UBKHCNMT14 kiến nghị các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu để chứng minh có hay không sự nguy hại của amiang trắng trong việc gây ung thư cho con người. Uỷ ban này cũng đề nghị làm rõ lý do tại sao phần lớn các nước vẫn sử dụng amiang trắng, trong đó có cả nước phát triển và láng giềng với Việt Nam.

Có lẽ phải mất thêm một thời gian nữa để có kết luận cuối cùng của các cơ quan chuyên trách, và tất cả các doanh nghiệp sản xuất tấm lợp fibro xi măng vẫn mong muốn sớm có kết quả bởi vì họ đã phải chờ đợi trong khó khăn suốt 20 năm qua.

Mọi nghiên cứu đều chưa tìm ra trường hợp bệnh nhân bị ung thư.

Theo Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, ảnh hưởng của tấm lợp fibro xi măng đến sức khỏe con người là một đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của giới chức y tế. Trước đây, khi nghiên cứu các khu vực lợp nhiều tấm fibro xi măng ở Úc, Đức, Áo, các chuyên gia quốc tế đã từng ghi nhận nồng độ amiang ở những khu vực này không khác biệt với nồng độ amiang vốn có trong tự nhiên (0,001 sợi/cc) – mức được WHO, Ủy ban amiang Hoàng gia Ontario và Hội Hoàng gia London lần lượt đánh giá là “có thể chấp nhận được”, “không đáng kể” và “... không có cơ sở để kiểm soát thêm”.

Hơn 130 năm khai thác và sử dụng amiang trắng, Chính phủ Nga đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của sợi amiang trắng tự nhiên. Tới nay, mọi kết quả đều khẳng định sợi khoáng này không ảnh hưởng tới sức khỏe con người nếu được sử dụng một cách có kiểm soát.

Ở nước ta, những nghiên cứu khoa học của Cục quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế, Bệnh viện Xây dựng – Bộ Xây dựng hay Hồ sơ Quốc gia về amiăng được xây dựng bởi Bộ Y Tế và Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện trên các đối tượng như công nhân, người sử dụng tấm lợp fibro xi măng lâu năm cũng đều chưa tìm thấy trường hợp nào bị ung thư do phơi nhiễm với thành phần amiang trắng có trong tấm lợp.

nganh tam lop fibro xi mang va noi tran tro 20 nam cua doanh nghiep
Các nghiên cứu chưa phát hiện ra ca bệnh ung thư nào do phơi nhiễm với amiang trắng trong tấm lợp


Sản phẩm nghiên cứu để thay thế đều đã thất bại

Đến nay, sợi amiang trắng vẫn là nguyên liệu đầu vào quan trọng, chưa thể thay thế trong ngành sản xuất tấm lợp fibro xi măng. Những dự án thí nghiệm xoay quanh cốt sợi thực vật như xơ đay, sợi mía, sợi dừa đều thất bại trong việc cho ra đời sản phẩm tấm lợp có tính chất cách điện, cách nhiệt như sợi tự nhiên amiang trắng.

Chung số phận với nhóm nhóm sợi thực vật là PVA – sợi hữu cơ tổng hợp được tuyên truyền là có thể thay thế tốt cho amiang trắng. Từng nằm trong dự án thí điểm của Nhật Bản để sản xuất tấm sợi không amiang, hai doanh nghiệp Navifico và Tân Thuận Cường đều kết luận tấm sợi PVA có giá thành cao, chất lượng không bền và dễ vỡ. Sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng khiến Navifico phải đóng cửa cách đây 2 năm, còn Tân Thuận Cường chuyển về sản xuất tấm amiang xi măng để tiếp tục duy trì hoạt động.

Với kinh nghiệm sản xuất tấm không amiang trắng vào năm 2001 và 2014, ông Lê Văn Nghĩa - Tổng Giám đốc CP Đầu tư xây lắp & Vật liệu xây dựng Đông Anh cho biết ,sản phẩm này còn bộc lộ nhiều khuyết điểm vì tấm sợi PVA tiêu tốn nhiều điện năng trong quá trình sản xuất. Hơn nữa, bột giấy và PVA khó bám dính vào xi măng khiến lượng xi măng thải ra rất nhiều, cường độ sản phẩm chỉ bằng 50% tấm lợp chứa amiăng và tỷ trọng giảm 20%. Cũng theo ông Nghĩa, tấm này không phù hợp với khí hậu Việt Nam vì trời mưa sẽ bị thấm nước, còn khi nóng sẽ dẫn tới tình trạng cong vênh.

Amiang trắng được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác, không chỉ tấm lợp

Tại Việt Nam, amiang trắng được ứng dụng trong nhiều sản phẩm khác như má phanh máy bay, ô tô, xe máy, má phanh thang máy, quần áo chống cháy, thiết bị bảo ôn trong điều hoà, gioăng phớt trong các đường ống chịu nhiệt, các chi tiết máy móc, cách điện, cách nhiệt của ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất xi măng, nhiệt điện, lọc dầu, nhà máy nước…

Tuy nhiên, đề xuất lệnh cấm amiang trắng mới chỉ áp dụng cho ngành tấm lợp fibro xi măng. Trong khi đó, để loại bỏ hoàn toàn sợi này (nếu có), có lẽ Chính phủ phải cấm tất cả các sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu có chứa amiang trắng. Tuy nhiên, đây là điều không chỉ Việt Nam mà nhiều nước lớn cũng chưa làm được.

nganh tam lop fibro xi mang va noi tran tro 20 nam cua doanh nghiep
Quần áo chống cháy, thiết bị bảo ôn và thiết bị cách điện, cách nhiệt cũng được làm từ amiang trắng


Cùng với cấm amiang trắng trong các lĩnh vực sản xuất khác, Chính phủ cũng sẽ phải đối mặt với bài toán: Làm thế nào để ngăn chặn tấm lợp fibro xi măng giá rẻ từ Trung Quốc, Thái Lan tràn vào Việt Nam?

Đây là viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra khi Trung Quốc và Thái Lan không chỉ sở hữu vị trí địa lý thuận lợi mà còn có thị trường và sản lượng tấm fibro xi măng giá rẻ vô cùng rộng lớn. Một khi lệnh cấm sản xuất được ban hành, hoạt động nhập khẩu từ các nước láng giềng sẽ được đẩy mạnh, chiếm lĩnh phân khúc tấm lợp giá rẻ ở nước ta. Trong khi các hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế đều liên quan đến thỏa thuận hợp tác thương mại toàn cầu, Chính phủ sẽ khó có thể ban hành lệnh cấm với những sản phẩm đến từ các quốc gia này.

“Khai tử” ngành tấm lợp fibro xi măng, cần hàng ngàn tỉ kinh phí

Theo báo cáo nghiên cứu Đánh giá tác động kinh tế của việc cấm amiăng trắng tại Việt Nam - Trường hợp tấm lợp Fibro xi măng (2015) của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gánh nặng kinh tế khi ban hành lệnh cấm sử dụng amiang trắng trong sản xuất tấm lợp là rất lớn. Theo đó, 454,5 nghìn tỉ đồng là chi phí kinh tế Chính phủ phải bỏ ra nếu thay thế 80 triệu m2 tấm lợp fibro xi măng. 183,5 nghìn tỉ là tổng chi phí người tiêu dùng phải trả nếu thay thế bằng tấm lợp PVA. Cuối cùng, 395,2 tỉ đồng là chi phí kinh tế đối với ngành sản xuất tấm lợp fibro xi măng khi thay đổi công nghệ, lắp đặt trang thiết bị và đào tạo lao động.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là có cần thiết phải tạo gánh nặng kinh tế cho đất nước trong khi tác động của amiang trắng chưa được chứng minh rõ ràng và nhiều quốc gia vẫn đang cho phép sử dụng có kiểm soát loại sợi khoáng này?

Là đất nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới, tháng 4 mới đây, Mỹ vừa công bố văn bản về Quy tắc với ứng dụng mới (SNUR), tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm làm từ amiang trắng. Theo đó, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) quyết định đưa các sản phẩm amiang xi-măng như ống nước, tấm amiang xi măng ra khỏi danh sách các sản phẩm “cần có thêm hoạt động đánh giá rủi ro”. Từ nay, doanh nghiệp Mỹ chỉ cần sự cho phép của EPA là có thể bắt đầu sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm có nguồn gốc từ amiang trắng.

PV


  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày