Thứ 6, 29/11/2024, 17:42[GMT+7]

Cách sơ chế, bảo vệ rươi đúng cách

Thứ 4, 30/10/2019 | 10:21:02
5,346 lượt xem
Mỗi độ cuối thu, tầm cuối tháng 9 âm lịch, những món ăn từ rươi luôn là món nhận được nhiều sự mong đợi nhất, đặc biệt là với người sành ăn. Món ăn về rươi rất ngon, đặc biệt là món chả rươi, ăn vào độ trời vào thu, hơi se lạnh thì tuyệt cú mèo. Thế nhưng bạn đã biết cách sơ chế rươi đúng chuẩn để đảm bảo nấu món rươi an toàn chưa? Nếu chưa rõ thì hãy ghi nhớ ngay cách sơ chế rươi này nhé!

1. Sơ chế rươi tươi

Rươi còn được gọi là con rồng đất, thuộc bộ giun đốt. Loài vật này có nhiều lông tơ, sống tiếp giáp giữa vùng nước ngọt và nước lợ.

Rươi rất ngon nhưng nếu không biết cách sơ chế rươi đúng, ăn vào sẽ ngứa họng, ngộ độc không chừng! - Ảnh 2.

Do ẩn sâu dưới bùn cát nên bản thân chúng rất dễ bị nhiễm độc trong môi trường này. Hơn nữa rươi thuộc họ giun đốt thân mềm, khi được vớt lên bờ chúng chỉ sống được trong một khoảng thời gian ngắn do tự bản thân chúng tiết ra chất nhờn để có thể sống trên cạn. Chính vì lẽ đó mà khi mua rươi về bạn phải nhanh chóng tiến hành sơ chế rươi.

- Đầu tiên, bạn đổ rươi ra rổ, nhặt hết rác bẩn và rươi ươn đã chết. Rươi ươn, sắp tử nạn có màu nhờ nhờ, gầy, bò yếu, khác hẳn với rươi tươi ngon có màu đỏ hồng, bò khỏe, béo mập.

Rươi rất ngon nhưng nếu không biết cách sơ chế rươi đúng, ăn vào sẽ ngứa họng, ngộ độc không chừng! - Ảnh 3.

- "Làm lông cho rươi": Bạn lấy nước sôi dội từ từ vào chậu (chú ý là nước sôi ở 90 độ C là lý tưởng nhất). Nếu nước nóng già thì rươi sẽ vỡ bụng hoặc nát, quá nguội thì chưa sạch được độ nhớt ở rươi. Bạn dùng đũa khuấy nhẹ, chú ý khuấy đều tay. 

Rươi rất ngon nhưng nếu không biết cách sơ chế rươi đúng, ăn vào sẽ ngứa họng, ngộ độc không chừng! - Ảnh 4.

- Bạn vớt rươi ra, đổ cặn ở dưới đáy chậu rồi lại làm lại, bạn sẽ thực hiện việc này 2 đến 3 lần cho đến khi lông rươi rụng hết ra là đạt yêu cầu.

Rươi rất ngon nhưng nếu không biết cách sơ chế rươi đúng, ăn vào sẽ ngứa họng, ngộ độc không chừng! - Ảnh 5.

Cần loại bỏ lông rươi kẻo ăn sẽ bị ngứa cổ.

Đây là khâu đơn giản nhưng vô cùng quan trọng bởi nếu ăn phải lông rươi sẽ khiến cổ bị ngứa rát, sưng tấy.

- Sau khi lông rươi đã rụng hết bạn để chúng ra rổ, chỗ thoáng mát sạch sẽ để ráo nước và chuẩn bị chế biến thành món ăn.

2. Sơ chế rươi đông lạnh

Đối với rươi đông lạnh thì việc sơ chế (hay rã đông) cho rươi rất đơn giản vì trước khi cấp đông chúng đã được làm sạch rồi mới cho vào tủ lạnh.

Rươi rất ngon nhưng nếu không biết cách sơ chế rươi đúng, ăn vào sẽ ngứa họng, ngộ độc không chừng! - Ảnh 6.

Tuy nhiên, có một điểm tuyệt đối lưu ý là bạn không được rã đông rươi đông lạnh trong nước bởi nó sẽ làm rươi dễ nhiễm độc, ngộ độc. Cách an toàn nhất là trước khi ăn 1 tiếng, bạn chuyển rươi từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh, để rươi tự tan.

Bạn rã đông rươi xong thì đổ ra bát lớn và chế biến món ăn ưa thích, không cần phải rửa lại bằng nước nữa.

Cách bảo quản rươi mẹ nào cũng cần biết:

Do rươi chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nên nhiều nhà có thói quen trữ rươi trong tủ lạnh để ăn quanh năm. Nếu vậy bạn BUỘC PHẢI NHỚ:

- Rươi dùng để cấp đông phải là những con còn tươi sống và trước khi cấp đông phải sơ chế sạch (rửa sạch bùn đất, nhặt sạch rác và những con yếu, chết).

Rươi rất ngon nhưng nếu không biết cách sơ chế rươi đúng, ăn vào sẽ ngứa họng, ngộ độc không chừng! - Ảnh 7.

- Khi sử dụng phải chú ý rã đông đúng cách: Chuyển rươi cấp đông từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông dần, tuyệt đối không sử dụng lò vi sóng hay ngâm nước lạnh vì dễ khiến rươi nhiễm khuẩn.

- Để rươi trong túi kín miệng, có thể hút chân không, tránh để chung lẫn với thực phẩm sống khác.

- Không nên bảo quản rươi trong ngăn đá quá lâu. 

Theo afamily.vn

  • Từ khóa