Thứ 6, 22/11/2024, 23:13[GMT+7]

Những phong tục đón lễ Giáng sinh kỳ lạ nhất thế giới

Thứ 5, 12/12/2019 | 15:50:26
4,613 lượt xem
Người Cộng hòa Séc sẽ ném giày, người Ukraine thì còn luyến tiếc Halloween nên đem cả mạng nhện vào lễ Giáng sinh, còn người Catalan thì thỏa sức sáng tạo trong những đêm đông giá. Hãy cùng tìm hiểu những phong tục đón lễ Giáng sinh kỳ lạ nhất ở các nước phương Tây mỗi mùa Noel tới.

Những cây thông với mạng nhện đặc trưng của Ukraine.

Ukraine: Đón Giáng sinh cùng mạng nhện phủ khắp

Ngoài những hoạt động thường niên của lễ Noel như những dây đèn lung linh nhiều màu sắc, được trang hoàng lộng lẫy, người Ukraine còn ‘topping’ thêm những chú nhện bằng nhựa và mạng nhện giăng khắp cây thông.

Theo truyền thuyết của người Ukraine, có một người phụ nữ nghèo đến mức không có điều kiện trang hoàng cây thông Noel. Cô đã thầm nguyện ước và ngủ quên. Khi cô thức dậy vào buổi sáng ngày Giáng sinh, cây thông Noel đã được một chú nhện trang hoàng bằng lớp mạng nhện lấp lánh, và theo người Ukraine đây là một điềm may mắn vào dịp lễ cuối năm. 

Bồ Đào Nha: Ăn tối cùng người thân quá cố 

 giangsinhkylaanh2

Những bữa ăn cùng người đã khuất. 

Trong bữa tiệc, Giáng sinh truyền thống ở Bồ Đào Nha, đôi khi các gia đình sẽ dọn thêm chén dĩa, cùng chỗ người cho người thân quá cố. Cũng như người Việt, đây là cách để người Bồ Đào Nha tưởng nhớ những người thân, đồng thời mong họ trên thiên đường tạo phúc cho gia đình. Ở một số nơi khác của Bồ Đào Nha, thay vì dọn chỗ, người dân sẽ rải vụn bánh mì trong lò sưởi, nhờ lửa gởi đến những người thân. 

Catalan: Trang trí những khúc gỗ Noel 

 giangsinhkylaanh3

Một khúc gỗ Noel được trang trí theo phong cách nghệ sĩ hài.

Có vẻ không mấy kỳ lạ, nhưng người Catalan không thích sự nhàm chán của những khúc gỗ sưởi ấm giáng sinh. Những khúc gỗ sẽ được khoác lên mình diện mạo của những hình ảnh vui nhộn. những hình ảnh tượng trưng người nổi tiếng họ yêu thích và được bận một chiếc quần, hoặc phủ vải đúng phong cách Noel. Người ta cũng sẽ không cắt bánh giáng sinh mà đánh cho vỡ bánh ra như một kiểu ăn mừng. Đặc biệt những hang đá của người Catalan chân thật đến mức họ còn trang trí bằng những viên gốm nho nhỏ, được sơn màu để giả làm …phân ngựa. 

Ý: Nơi ông già Noel được thay bằng phù thủy  

 giangsinhkylaanh4

Trẻ em ở Ý vô cùng yêu mến bà phù thủy già La Befana.

Giữa quá nhiều những truyền thống và tôn giáo, thật khó để người Ý tiếp nhận thêm một ông già Noel vào trong danh sách thần thánh của mình. Vậy là sau nhiều khảo cứu, có lẽ Vatican đã đồng ý thay ông già Noel bằng một nữ phù thủy trong truyện cổ tích địa phương, tên bà là La Befana, người sẽ giao quà cho trẻ em Ý vào đêm Giáng sinh. Và một truyền thuyết mới cũng được sinh ra, theo đó, ba người đàn ông thông thái đã tới mời bà La Befana cùng đến chào đón Đức Chúa chào đời. Tuy nhiên, bà đã từ chối vì bận giao quà cho trẻ em trên khắp nước Ý. 

 Cộng hòa Séc: Những chiếc giày se duyên 

 giangsinhkylaanh5

Phụ nữ ở Cộng hòa Séc thường ném giày đoán chuyện hôn nhân. 

Theo phong tục đón Giáng sinh truyền thống, phụ nữ độc thân ở Séc sẽ đứng quay lưng với cửa và quăng một trong những chiếc giày của họ qua vai. Nếu chiếc giày hạ cánh với ngón chân hướng ra cửa, điều đó có nghĩa là họ sẽ kết hôn trong năm tới. Ngược lại, nếu phần gót chân hướng ra cửa, họ sẽ tiếp tục có thêm một năm dài cô đơn. 

Đức: Lấp đầy đôi ủng của bé

 giangsinhkylaanh6

Những chiếc giày đầy kẹo và bánh cho những bé ngoan.

Vào tối ngày 5 tháng 12, trẻ em Đức để lại một chiếc ủng hoặc một chiếc giày bên ngoài cửa phòng ngủ của chúng. Vào buổi sáng thức dậy, nếu chúng những đứa trẻ ngoan, chúng thấy đôi giày chứa đầy những chiếc  kẹo đủ màu sắc rực rỡ. Còn nếu chúng hư, chúng chỉ nhận được một khúc gỗ cây. Trẻ em Đức cực kỳ yêu quý phong tục này, chúng luôn để dành những đôi giày mới nhất, đẹp nhất để nhận kẹo vào đêm đặc biệt nhất trong năm. 

Tây Ban Nha: Quần đỏ cho năm mới may mắn

Ở Tây Ban Nha, người ta thường mặc đồ lót màu đỏ vào đêm giao thừa - một phong tục đón Giáng sinh vô cùng kỳ lạ. Riêng thị trấn nhỏ La Font de la Figuera đã ‘nâng tầm’ đưa truyền thống này lên bằng cách tổ chức một cuộc thi chạy trong đêm giao thừa, điều kiện tham gia: chỉ mặc đồ lót màu đỏ. Và thật trùng hợp, đây là thị trấn có tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh và viêm phổi cao nhất cả nước. 

Theo dulichvietnam.com.vn

  • Từ khóa