Nông trại Tổ Chim
Chúng tôi tình cờ biết đến nông trại Tổ Chim qua một hội nghị do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tổ chức. Không chỉ tò mò về tên gọi mà cách thức sản xuất và vận hành của nông trại đã thôi thúc tôi tìm về nông trại Tổ Chim. Nằm ven sông Hồng, nông trại của gia đình chị Hoài không chỉ là nơi cung cấp thực phẩm sạch mà còn là địa điểm du lịch, trải nghiệm của cô và trò một số trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Năm 2013, vợ chồng chị Hoài gom mua ruộng, đầm xen kẹp ngoài vùng bãi của các hộ dân không có nhu cầu sản xuất thành một vùng tập trung rộng 5 mẫu với ý định ban đầu xây dựng bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng. Qua người quen kết nối, anh chị chuyển hướng cải tạo, quy hoạch lại để chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho Trường Mầm non Piccioni - Tổ Chim (Hà Nội), và cái tên nông trại Tổ Chim bắt nguồn từ đó. Hiện nông trại đang nuôi gà ri, gà đẻ trứng, lợn, bò, cá; trồng các loại rau, củ, quả theo mùa cung cấp cho bếp ăn của Trường Mầm non Piccioni - Tổ Chim, Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Maya và 2 trường mầm non khác trên địa bàn Hà Nội.
Chị Hà Thị Hoài, chủ nông trại cho biết: Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi được pha trộn theo tỷ lệ và công thức riêng với thành phần chính là ngô, cám gạo do gia đình tự trồng và men vi sinh để kích thích tiêu hóa của vật nuôi. Do không có chất tăng trưởng nên các vật nuôi trong nông trại chậm lớn nhưng bù lại, vật nuôi có sức đề kháng tốt, thịt thơm ngon hơn hẳn. Mặc dù bệnh dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng nặng nề tới nhiều hộ chăn nuôi trong xã nhưng với gia đình tôi, nhờ thực hiện tốt quy trình phòng bệnh cũng như chăn nuôi theo hướng hữu cơ nên lợn có sức đề kháng tốt. Mọi hoạt động chăn nuôi, trồng trọt trong nông trại đều khép kín. Phân gà và các loại phế phẩm khác được thu gom, ủ mục để làm phân hữu cơ cho rau, cây ăn quả. Cách làm này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp rau thêm xanh, nhiều dinh dưỡng. Tất cả các công đoạn chăm bón, nhổ cỏ, bắt sâu... đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công, sử dụng các loại bẫy bắt côn trùng bằng công nghệ sinh học, các loại thuốc trừ sâu làm từ gừng, tỏi mà không sử dụng thuốc hóa học. Ngoài ra, chúng tôi trồng mùa nào rau đấy; xen canh, luân canh nhiều loại rau để hạn chế lây lan sâu bệnh. Với cách làm hữu cơ, nông trại của gia đình tôi đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; chất lượng nông sản được các trường học đánh giá cao.
Hiện tại, nông trại đã xây dựng nhà giết mổ, mỗi tháng cung cấp khoảng 6 tạ thịt lợn hơi, mỗi tuần, xe của trường về thu mua thực phẩm từ 2 - 3 lần, thực đơn bữa ăn được các trường xây dựng căn cứ vào nông sản thu hoạch được của nông trại. Doanh thu từ mô hình chăn nuôi, trồng trọt khép kín theo hướng hữu cơ của gia đình chị Hoài đạt từ 100 - 120 triệu đồng/tháng, tương đương 1,2 - 1,4 tỷ đồng/năm.
Chia sẻ về hướng phát triển trong thời gian tới, chị Hoài cho biết: Để bảo đảm chất lượng thực phẩm sau thu hoạch, chế biến, vận chuyển, thời gian tới tôi sẽ xây dựng kho lạnh, xe bảo quản đồng thời xây thêm chuồng trại, nuôi lợn nái để chủ động nguồn lợn giống, giảm chi phí đầu tư. Tôi cũng rất muốn gom thêm ruộng thành vùng tập trung để mở rộng sản xuất bởi nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng tăng cao. Thực phẩm cung cấp cho trường học chỉ cần bảo đảm nguyên tắc sạch - an toàn - không có hóa chất, họ không khắt khe về hình thức nên chúng tôi dễ làm hơn so với “bắt tay” với cửa hàng thực phẩm sạch hay siêu thị.
Loại bỏ việc sử dụng hóa chất tổng hợp, phân bón vô cơ, các chất điều tiết sinh trưởng của cây trồng và thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm là phương thức sản xuất truyền thống từ xưa của nông dân. Trước xu thế tìm về với nông sản hữu cơ của người tiêu dùng, nhiều người làm nông nghiệp chân chính đã và đang quay trở lại phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ truyền thống nhưng có áp dụng khoa học công nghệ để đạt hiệu quả cao hơn. Tin rằng những mô hình sản xuất sạch như nông trại Tổ Chim sẽ xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết 15.01.2025 | 19:24 PM
- Làm chủ quá trình chuyển đổi số bằng doanh nghiệp công nghệ số 15.01.2025 | 19:30 PM
- Bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 15.01.2025 | 19:30 PM
- Rực rỡ chào xuân 15.01.2025 | 19:30 PM
- Cách làm tóp mỡ 'đỉnh cao', chuyên nghiệp như người dân làng Triều Khúc 15.01.2025 | 19:30 PM
- Ngô nướng được coi là 'thần dược mùa đông' nhưng đại kỵ với những người này 15.01.2025 | 17:53 PM
- Công bố danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng 15.01.2025 | 17:48 PM
- Tới 'Thủ phủ' hoa miền Tây những ngày giáp Tết 15.01.2025 | 17:48 PM
- Top 10 điểm đến nội địa và quốc tế được du khách Việt Nam ưa chuộng nhất năm 2024 15.01.2025 | 17:48 PM
- “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” hứa hẹn những màn trình diễn đặc sắc 15.01.2025 | 17:48 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình