Tăng cường kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong trường học
Có mặt tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (thành phố Thái Bình), chúng tôi được chứng kiến sự sôi động của chương trình ngoại khóa “Hướng dẫn bảo vệ cơ thể trẻ em” với sự tham gia của gần 2.000 học sinh. Trong buổi ngoại khóa, các chuyên gia của Trung tâm Kỹ năng sống tháp tài năng đã hướng dẫn các em học sinh cách nhận biết các vùng riêng tư trên cơ thể cần được bảo vệ, quy tắc 5 ngón tay giúp trẻ nhận biết được cách thức giao tiếp với từng đối tượng và một số biện pháp thoát khỏi kẻ xấu. Cô giáo Hà Thị Xuân, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Đây là một trong những hoạt động được nhà trường tổ chức thường niên nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề giới tính, từ đó học sinh có những trang bị tốt nhất cho bản thân trong việc phòng tránh những tình huống xấu có thể xảy ra. Qua đó, giúp các em học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại trẻ em... Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ tại gia đình, trường học và cộng đồng.
Xác định công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, Ban Giám hiệu Trường Mầm non Điệp Nông (Hưng Hà) đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn các nguy cơ bạo hành, xâm hại trẻ cả ở trong và ngoài nhà trường. Cô giáo Trúc Quỳnh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hàng năm, nhà trường đều quán triệt, tuyên truyền tới đội ngũ giáo viên, nhân viên tuyệt đối không có hành vi bạo lực đối với học sinh. Do đặc thù học sinh mầm non có nhiều cháu hiếu động nên các cô giáo thường áp dụng cách dạy trẻ phù hợp như: phát phiếu bé ngoan, tổ chức cắm cờ cho các bạn học sinh ngoan, tuyên dương khi trẻ có hành động tích cực... Đối với các cháu lớp 4 - 5 tuổi, các cô đưa nội dung giáo dục giới tính vào chương trình học để các cháu có những hiểu biết ban đầu về giới tính, đồng thời hướng dẫn các cháu không được tiếp xúc hoặc lấy đồ vật từ người lạ; cách nhận biết và kỹ năng ứng phó với nguy cơ bị bạo hành, xâm hại. Chị Nguyễn Thị Dung, xã Điệp Nông (Hưng Hà) chia sẻ: Con tôi năm nay 5 tuổi, cháu đi học về thường kể cho bố mẹ nghe những bài học mà cô giáo đã dạy trên lớp. Tôi rất ấn tượng với cách dạy trẻ nhận biết và kỹ năng xử lý khi bị bắt cóc của các cô. Điều này khiến tôi yên tâm hơn khi gửi con đi học tại Trường Mầm non Điệp Nông.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, hầu hết các trường học trên địa bàn tỉnh đã thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý gắn với tuyên truyền đạo đức, lối sống, kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học có liên quan và giờ ngoại khóa. Nội dung tư vấn rất đa dạng, trong đó có tư vấn tâm lý lứa tuổi, sức khỏe sinh sản vị thành niên; biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em... Bên cạnh đó, hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhà trường thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em; rà soát các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Ngoài ra, xây dựng, phát triển các mô hình điểm tham vấn bảo vệ trẻ em trong trường học; thiết lập cơ chế trong trường học để học sinh báo cáo khi phát hiện các dấu hiệu, hành vi xâm hại trẻ em, từ đó chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, kịp thời điều tra, xử lý và bảo vệ trẻ em.
Tuy nhiên, công tác giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cũng gặp một số khó khăn như: một bộ phận giáo viên suy thoái về đạo đức, lối sống, không yêu nghề, mến trẻ, không kiểm soát được hành vi do chịu áp lực nặng nề từ công việc, gia đình. Một số nhà trường chưa bảo đảm về cơ sở vật chất, không có tường rào che chắn khiến kẻ gian dễ dàng đột nhập, có thể gây hại cho học sinh; nhiều phụ huynh chưa quan tâm, hướng dẫn con em mình các kỹ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ bị bạo hành, xâm hại... Vì vậy, thời gian tới, để việc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em đạt hiệu quả cao rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để trẻ được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh.
Đặng Anh
Tin cùng chuyên mục
- Đại hội đại biểu Hội Kế hoạch hóa gia đình huyện Hưng Hà lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 27.11.2024 | 19:30 PM
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32% 27.11.2024 | 19:33 PM
- Đại biểu HĐND tỉnh, HĐND huyện: Tiếp xúc cử tri huyện Kiến Xương 27.11.2024 | 19:35 PM
- Trong tuần, ghi nhận 86 trường hợp phạt nguội 27.11.2024 | 19:36 PM
- Ngày Internet Việt Nam 27/11/2024 - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI 27.11.2024 | 19:37 PM
- Tập huấn nghiệp vụ văn hóa, thể thao cho 210 học viên tại Vũ Thư và thành phố Thái Bình 27.11.2024 | 17:30 PM
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 27.11.2024 | 17:30 PM
- Thể lệ Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 (năm 2025) 27.11.2024 | 17:08 PM
- "Bà lão AI" chống lừa đảo qua điện thoại 27.11.2024 | 17:08 PM
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt 27.11.2024 | 15:38 PM
Xem tin theo ngày
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII