Nhiều vấn đề nóng được làm rõ (Kỳ 1)
Kỳ 1: Xử lý nghiêm việc chuyển đổi và sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích
Tại kỳ họp thứ chín HĐND tỉnh khóa XVI, đại biểu Bùi Mạnh Hà (tổ Kiến Xương) chất vấn đồng chí Nguyễn Xuân Khánh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường nội dung: Thời gian qua, tình trạng chuyển đổi và sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh, đề nghị đồng chí Giám đốc Sở cho biết giải pháp của ngành để khắc phục tình trạng trên?
Về vấn đề này, đồng chí Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Thời gian qua, tình trạng chuyển đổi và sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh. Đối tượng vi phạm là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc UBND cấp xã. Theo báo cáo của các huyện, thành phố: Hưng Hà, Vũ Thư, Tiền Hải, Kiến Xương, Quỳnh Phụ và thành phố Thái Bình, từ ngày 1/1/2015 đến hết ngày 31/12/2018 có 872 trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 68,484ha. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đất đai tại các địa phương nói trên. Nguyên nhân của tình trạng này là do hiểu biết về pháp luật và chấp hành các quy định về quản lý đất đai của một số tổ chức, cá nhân, hộ gia đình còn hạn chế. Một số trường hợp cố tình vi phạm mặc dù đã được tuyên truyền, hướng dẫn và yêu cầu dừng hành vi vi phạm của cơ quan chức năng; một số trường hợp lợi dụng chính sách trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi xây dựng công trình quá diện tích cho phép. Công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là cấp xã còn hạn chế, buông lỏng. Công chức địa chính xã chưa kịp thời phát hiện, tham mưu xử lý các hành vi vi phạm. Phần lớn các vi phạm sau khi xử lý mới dừng lại ở mức lập biên bản yêu cầu dừng hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng của đất trước khi vi phạm; khi đối tượng vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì việc quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm quy định của chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện và Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường còn hạn chế, hầu như không thực hiện. Một phần nguyên nhân nữa là do vướng mắc trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính. Theo Nghị định số 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất xây dựng trang trại chăn nuôi hoặc sang đất trồng cây hàng năm.
Theo đồng chí Nguyễn Xuân Khánh thì để xảy ra tình trạng vi phạm nêu trên trước hết trách nhiệm thuộc về UBND cấp xã, cán bộ chuyên môn ngành tài nguyên và môi trường cấp xã, huyện, tỉnh đã không kịp thời phát hiện hoặc không xử lý, xử lý không kiên quyết hành vi vi phạm ngay từ khi phát sinh vụ việc, sau đó đến trách nhiệm thuộc UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nhà xây kiên cố trái phép trên vùng chuyển đổi của xã Thụy Thanh (Thái Thụy).
Để giải quyết tình trạng trên, đồng chí Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh; chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và các lĩnh vực khác có liên quan đến quản lý, sử dụng đất. Sở không tiếp nhận và giải quyết hồ sơ quy hoạch dân cư của các xã, phường, thị trấn chưa hoàn thiện thủ tục về đất đai đối với công trình công cộng, công trình sự nghiệp đã xây dựng. Sở đã thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật về đất đai của một số tổ chức trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm, đã lập biên bản yêu cầu đối tượng dừng hành vi vi phạm và quyết định xử phạt hành chính theo thẩm quyền. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương còn chưa nghiêm, chưa kiên quyết, chưa xử lý dứt điểm ngay từ khi có vi phạm. Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh; trong đó, tiến hành thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất lúa tại 3 huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Thái Thụy. Phân công cán bộ phụ trách, theo dõi địa bàn, tăng cường đi cơ sở để nắm bắt tình hình, kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý đất đai để đội ngũ này nắm vững các quy định, nâng cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, tất cả các vụ việc đều xảy ra ở cơ sở nên cùng với những biện pháp chỉ đạo của UBND tỉnh, thực hiện nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện và cấp xã cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về đất đai cho cán bộ và nhân dân; thực hiện tốt chức năng giám sát của người dân, của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai. Xử lý kiên quyết, dứt điểm đối với những trường hợp đã phát hiện nhưng chưa xử lý hoặc xử lý chưa triệt để. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng đối tượng vi phạm không chấp hành phải thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm hành chính hoặc chuyển sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm ở mức độ nghiêm trọng. Địa phương nào để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai, không phát hiện kịp thời, xử lý không kiên quyết, dứt điểm thì chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. Hàng năm, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý để chấn chỉnh, hướng dẫn và yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình quản lý, sử dụng đất. UBND cấp xã có báo cáo giải trình, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục về đất đai đối với các công trình công cộng đã xây dựng.
Đồng chí Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị các sở, ngành liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, khi phát hiện trường hợp vi phạm về đất đai chuyển thông tin vi phạm đến UBND cấp xã, cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường để kịp thời thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.
(còn nữa)
Nguyễn Hình - Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước 25.11.2024 | 21:36 PM
- Thông cáo báo chí số 25, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV 25.11.2024 | 21:36 PM
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024 25.11.2024 | 22:07 PM
- Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11 25.11.2024 | 21:37 PM
- Đại biểu HĐND tiếp xúc với cử tri huyện Vũ Thư trước kỳ họp thứ chín 25.11.2024 | 19:07 PM
- Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria 25.11.2024 | 18:44 PM
- Đại biểu HĐND: Tiếp xúc cử tri tại huyện Đông Hưng 25.11.2024 | 18:45 PM
- Hưng Hà: Triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2025 25.11.2024 | 18:45 PM
- Tiếp nhận ủng hộ màn tuyn cho nhân dân sau bão số 3 25.11.2024 | 18:47 PM
- Hưng Hà: Ra mắt mô hình phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình 25.11.2024 | 17:39 PM
Xem tin theo ngày
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh