Năm Tý nói chuyện chuột “bốn phương”
Chuột cái bắt đầu sinh con khi được 45 ngày tuổi. Mỗi lứa có khoảng 4 đến 7 chuột con ra đời. Trung bình, một chuột cái đẻ 50 con một năm. Những chú chuột con thoạt tiên không có lông, chỉ có chi rất nhỏ và không nhìn thấy gì. Sang ngày thứ hai, chúng bắt đầu có đuôi và dái tai. Ngày thứ ba, chân của chúng đã rất phát triển. Khi được hai tuần tuổi, chúng rời khỏi tổ và bắt đầu khám phá thế giới.
Chuột chỉ sống khoảng 18 tháng, thường ăn 15-20 lần một ngày, mỗi loài chuột ưu thích những món ăn khác nhau. Chuột còn gặm cả gỗ, giấy, đồ nhựa bởi vì răng của chúng mọc dài ra hàng ngày. Nếu không gặm nhấm để mài bớt đi thì răng sẽ che hết miệng, rồi mọc cong lên và chọc vào não làm chúng rất đau.
Sau đây là một số loài chuột điển hình:
Chuột cống là loại chuột to, thường sống ở dưới cống. Chuột đồng cũng to nhưng ở hang đào trong các cánh đồng, phá hoại mùa màng vô kể. Chuột cơm là loại nhỏ hơn chuột cống nhưng to hơn chuột nhắt thường ở trên trần nhà hay mái nhà. Chuột chù mỏ dài mắt kém, ban ngày không trông rõ đường, đi lại chậm chạp, nổi tiếng về mùi hôi. Chuột bạch là thứ chuột nhỏ răng sắc, được nuôi để làm vật thí nghiệm khoa học.
Ngoài những giống chuột trên ra còn có những loài chuột khác như: chuột túi Perognathus. Loài chuột này sống chủ yếu ở mạn Tây của Bắc Mỹ, đặc biệt là các vùng đất khô cằn thích hợp để dùng chân sau để nhảy. Một bước nhảy của chuột túi có thể bỏ xa khoảng cách nơi đứng đến 2,5 m.
Chuột sóc (Eliomys): loài này chỉ thấy sống ở châu Phi và châu Á. Ở châu Phi chúng được mệnh danh là “Những kẻ chuyên ngủ”. Mùa đông loài vật đuôi rậm, xinh đẹp này cuộn mình trong những hang kín gió và “say sưa giấc nồng”, đến hết mùa đông. Chúng thức dậy trong tiết trời ấm áp, ra khỏi hang vào buổi tối để tìm ăn hạt mầm và sâu bọ.
Chuột nước (Ondatra Zibethica): Là loài chuột sống trong các đầm lầy, ao và hồ ở Mỹ và Canada. Là loài động vật có số lượng lớn nên lông của chúng được khai thác triệt để. Sau khi chế biến các bộ lông đen được nhuộm và bán ra thị trường. Áo được làm từ lông chuột nước rất ấm và nhẹ nhàng.
Chuột lùn (Suncusetruscus): Là loài thú nhỏ, chỉ nặng từ 1.2 đến 1,7 g và dài khoảng 3,5 đến 4,5 cm. Nó có một chiếc đầu khá to với mõm và vòi dài cử động được. Loài chuột này sống ở Trung á, Tuốc-mê-ni-a, U-Zơ-bê-kít-tan, Kazakhtan và ở nhiều nơi thuộc Nam Tây Âu, châu Phi, châu Á.
Ngoài ra còn nhiều thành viên trong họ nhà chuột. Trong số đó phải kể đến loài Lenmus, chuột tuyết (Microtus nivalis), chuột gai (Liomysirroratus), chuột rừng đuôi dài (Apodemus sylvaticus), chuột túi đuôi mào (Dasycersus Cristicauda)… Vậy loài chuột có khôn không ?.
Theo các nhà sinh vật học thì loài chuột rất tinh khôn. Nhắc lại chuyện xưa, ông Tô Đông Pha (tự Tử Chiêm, đời Tống) cũng phải công nhận là có giống chuột khôn và ông gọi là Cật Thủ, vì nhà nghèo lại hay mắc chứng đau bụng, khi đi trọ học ông thường mang theo củ gừng trong túi vải hay trong lu gạo để ăn cho ấm bụng. Nhưng dù để đâu những chú chuột láu lỉnh đều đánh hơi thấy và vào ăn hết. Khi đau bụng ông tìm thì đều bị ăn hết, không còn. Có lần đang đêm ông ngồi học gần cái giỏ đựng gừng, thấy tiếng chuột trong giỏ ông và tiểu đồng khẽ lại gần, mở nắp ra xem thì thấy con chuột nằm trong giỏ không cử động. Tô Thức tưởng là chuột chết, đem đổ xuống đất, tức thì chuột co cẳng chạy mất. Tô Thức phải than rằng “Con chuột này tinh khôn quá”.
Lại còn chuyện chuột ăn cắp ổ trứng gà. Có người được mục kích cảnh: 2 con chuột vào ổ trứng gà, 1 con ôm chặt quả trứng vào bụng rồi nằm ngửa ra, để 1 con lấy mồm cắn đuôi nó mà kéo về tổ, như kéo xe cải tiến. Cứ thế lũ chuột lấy hết cả ổ trứng mà không vỡ quả nào.
Giáo sư Tanon ở Paris từng diễn thuyết về văn minh loài chuột thì loài Hắc Thử (giống chuột ở Paris) có ý thức đáng ngạc nhiên. Trừ những năm đói kém ra chúng ăn ở nhau rất hòa thuận, đào hang tích trữ lương thực như người, cũng có “ông trùm” có “trưởng” do chúng bầu lên và ngoan ngoãn tuân theo mệnh lệnh “các vị” ấy. Chúng còn hôn nhau để bày tỏ tình yêu thương và cũng biết ghen tuông, sát hại nhau để tranh giành một con chuột cái.
Cũng theo giáo sư Tanon giống chuột Hắc Thử này cũng thích đi du lịch. Có khi đang ở tỉnh chúng dọn về quê, đang ở đường này chuyển nhà sang đường khác sống. Khi một con chuột mắc bệnh truyền nhiễm thì cả bọn bỏ rơi. Giống này lại có tài tiên tri như lúc tầu thủy sắp rời bến mà chuột ở dưới tầu bò cả lên bờ thì chiếc tầu ấy gì cũng bị đắm hoặc gặp điều rủi ro.
Theo: dangcongsan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lần đầu tiên tổ chức giải cờ tướng Việt Nam - Đài Bắc Trung Hoa 23.11.2024 | 21:05 PM
- Khai trương đại lý Skoda Thái Bình 23.11.2024 | 21:07 PM
- Chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh THCS cấp tỉnh 23.11.2024 | 20:03 PM
- ĐT Việt Nam sang Hàn Quốc chuẩn bị cho AFF Cup 23.11.2024 | 20:03 PM
- Trung Quốc phát hiện mỏ vàng khổng lồ trị giá hàng trăm tỷ USD ở tỉnh Hồ Nam 23.11.2024 | 16:58 PM
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.11.2024 | 17:03 PM
- Cơ sở thu giữ CO2 bằng điện gió đầu tiên trên thế giới 23.11.2024 | 14:09 PM
- Ký ức đẹp với một vùng quê lúa 23.11.2024 | 12:33 PM
- Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ 23.11.2024 | 12:36 PM
- Thành phố Hồ Chí Minh vào top điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025 23.11.2024 | 17:03 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng