Quốc hội xem xét Dự thảo Nghị quyết bỏ phiếu tín nhiệm
Lấy phiếu tín nhiệm được hiểu là việc làm định kỳ hằng năm, nhằm đánh giá sự tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn làm cơ sở cho việc thực hiện công tác cán bộ
Bỏ phiếu tín nhiệm là việc đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện thái độ tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do mình bầu ra hoặc phê chuẩn trong những trường hợp do luật quy định (hình thức này gần với bỏ phiếu bất tín nhiệm ở một số quốc gia khác).
Quy định đã có nhưng chưa được thực hiện
Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là cần thiết, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, thực hiện đúng các Nghị quyết của Đảng. Đây cũng là một bước cụ thể hóa các quy định hiện hành của Hiến pháp và luật, khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm hiện nay.
Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 4) đã đặt ra yêu cầu cần “hướng dẫn để sớm thực hiện quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn”.
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định Quốc hội "bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn".
Tuy nhiên, trên thực tế, việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn chưa được thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Một trong số các nguyên nhân được Thường vụ Quốc hội chỉ ra là do pháp luật chưa quy định rõ các căn cứ, cơ sở để các chủ thể có quyền có thể đề xuất việc bỏ phiếu tín nhiệm, chưa làm rõ mối liên hệ giữa việc đánh giá tín nhiệm cán bộ với việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; chưa tạo nên sự gắn kết giữa quy trình lấy phiếu tín nhiệm với bỏ phiếu tín nhiệm và phân biệt rõ tầm quan trọng của hai quy trình này.
Phạm vi lấy phiếu tín nhiệm tương đối rộng
Căn cứ vào yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 4, các quy định của Hiến pháp và luật, đồng thời để bảo đảm tính khả thi của việc lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định về thẩm quyền và phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm tương đối rộng.
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với 49 người, bao gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán nhà nước.
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với 380 người, bao gồm các Phó Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm và các Uỷ viên của Hội đồng, Uỷ ban.
Ở địa phương, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực Hội đồng nhân dân (2-3 người), Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân (2-4 người); Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên của Uỷ ban nhân dân (3-13 người).
Các Ban của Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của ban mình, trừ Trưởng ban (gồm từ 2 đến 4 ban, mỗi ban có từ 5-15 người).
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân được sử dụng làm căn cứ để tiếp tục tiến hành việc bỏ phiếu tín nhiệm.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định phân cấp về thẩm quyền thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm cho Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Ban của Hội đồng nhân dân sẽ góp phần nâng cao tính khả thi của quy định này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy phiếu tín nhiệm được tập trung và sát hơn đối với người được lấy phiếu tín nhiệm.
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp xử lý như bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, dự thảo Nghị quyết cũng quy định người mà năng lực, trình độ chưa tương xứng với vị trí, nhiệm vụ được giao cũng như không đạt sự tín nhiệm của đại biểu thì có thể tự nguyện từ chức. Quy định này sẽ góp phần bảo đảm thực hiện tốt hơn công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ của Đảng và Nhà nước ta.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật Quốc hội đồng tình cao với phạm vi lấy phiếu tín nhiệm theo đề xuất của Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng việc mở rộng phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm đối với tất cả những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn bao gồm các thành viên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Hội đồng nhân dân… là không cần thiết, quá dàn trải, dễ dẫn đến hình thức.
Ý kiến này đề nghị chỉ nên tập trung lấy phiếu tín nhiệm đối với một số người giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, như Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán nhà nước.
Hội đồng nhân dân các cấp lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên của Uỷ ban nhân dân.
Theo chương trình của kỳ họp, nội dung của Dự thảo Nghị quyết sẽ được các đại biểu thảo luận ở tổ vào chiều ngày 29/10 tới đây.
Theo chinhphu
Tin cùng chuyên mục
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 12.04.2025 | 18:49 PM
- Công bố nghị quyết, quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công tác cán bộ 19.02.2025 | 19:15 PM
- Trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ IX - năm 2024 21.01.2025 | 01:34 AM
- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.10.2024 | 16:17 PM
- Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống 29.08.2024 | 20:06 PM
- Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 26.07.2024 | 18:24 PM
- Kỳ họp thứ 7: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết 28.06.2024 | 16:09 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
- Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII 16.05.2024 | 19:58 PM
- Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5 01.05.2024 | 13:48 PM
Xem tin theo ngày
-
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh
- Gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”