Chống dịch như chống giặc, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, thần tốc hơn
Audio: 31052021_Chong_dich_nhu_chong_giac_mixdown.mp3
Dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu UBND tỉnh có đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành, huyện, thành phố và một số đơn vị liên quan.
Đợt dịch lần thứ tư xuất hiện đa nguồn lây, đa ổ dịch, đa chủng virus
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến 6 giờ ngày 29/5, tổng số bệnh nhân nhiễm Covid-19 trên cả nước là 6.657 bệnh nhân, trong đó 5.164 bệnh nhân ghi nhận trong nước và 47 bệnh nhân đã tử vong. Tính riêng đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4 đến 6 giờ ngày 29/5, cả nước đã ghi nhận 3.805 bệnh nhân nhiễm Covid-19, trong đó 3.594 bệnh nhân lây nhiễm trong nước, 211 bệnh nhân nhập cảnh và 12 bệnh nhân tử vong. Hiện 182 bệnh nhân đã được điều trị khỏi/3.611 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế. Việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 được triển khai tích cực, cả nước đã tiêm được hơn 1.038.800 liều, trong đó khoảng 42.000 người đã tiêm đủ 2 mũi. 5 tỉnh, thành phố hiện có số ca mắc cao là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc. Đợt dịch này phức tạp với đa nguồn lây, đa ổ dịch, đa chủng của virus SARS-CoV-2. Virus lây lan nhanh, phát tán mạnh trong không khí, mức độ đào thải mầm bệnh cũng rất nhanh, chỉ 1-2 ngày có 1 vòng lây nhiễm và theo cấp số nhân, nhất là trong không gian hẹp, không thông khí. Bộ Y tế nhận định trong thời gian tới, Bắc Giang, Bắc Ninh có thể sẽ tiếp tục ghi nhận các ca nhiễm mới. Một số địa phương, nhất là các đô thị tập trung đông người vẫn có thể tiếp tục ghi nhận các ổ dịch rải rác, các chùm ca bệnh trong cộng đồng do nguồn lây chưa được phát hiện.
Các địa phương đã vào cuộc tích cực, quyết liệt, hiệu quả
Sau khi nghe các bộ, ngành, địa phương báo cáo tình hình dịch Covid-19, các biện pháp phòng, chống dịch đã triển khai và đề xuất một số nhiệm vụ phòng, chống dịch trong thời gian tới, phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, biến chủng virus lần này rất nguy hiểm, phức tạp, gây bệnh nặng hơn, khó kiểm soát hơn. Trong nước đã xuất hiện các ổ dịch tại cộng đồng, khu công nghiệp, một số ổ dịch có liên quan đến hoạt động tôn giáo. Trước diễn biến dịch bệnh, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã đưa ra các biện pháp kịp thời, hiệu quả.
Cụ thể, công tác chỉ đạo quyết liệt, phù hợp, bám sát tình hình thực tế; việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch được thực hiện toàn diện, tích cực, hiệu quả; việc huy động nguồn lực phòng, chống dịch đã đạt được nhiều kết quả tích cực; một số khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch đã được tháo gỡ; chiến lược tiêm vắc xin được thực hiện quyết liệt.
Biểu dương sự vào cuộc tích cực của lực lượng phòng, chống dịch tuyến đầu, các cấp, ngành, địa phương và nhân dân, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm, đó là nắm bắt tình hình, chỉ đạo kịp thời hiệu quả; thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch nhưng có sự linh hoạt, phù hợp với thực tiễn.
Mục tiêu chăm sóc, bảo vệ tính mạng của người dân phải được đặt lên hàng đầu
Trong các mục tiêu được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra, chăm sóc, bảo vệ tính mạng người dân là mục tiêu được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng đẩy lùi và dập tắt dịch tại các địa phương, địa bàn trọng điểm và các khu công nghiệp; đồng thời, nghiên cứu tập trung phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, an dân và an toàn. Để thực hiện các mục tiêu trên, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục quán triệt tinh thần chống dịch như chống giặc, toàn lực tấn công với quyết tâm cao hơn, nỗ lực hơn, hiệu quả hơn. Phát huy những kết quả phòng, chống dịch đã đạt dược để đẩy mạnh hơn nữa, vận dụng tốt hơn nữa trên cơ sở bám sát thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện thể chế chính sách; huy động mọi nguồn lực và tổ chức thực hiện, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền vận động, lấy người dân là trung tâm, chủ thể trong phòng, chống dịch. Cùng với đó, tiếp tục nắm chắc và dự báo tình hình, kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công dịch bệnh, lấy tấn công là chính, phòng là thường xuyên, lâu dài, không lơ là mất cảnh giác khi chưa có dịch nhưng cũng không hốt hoảng, mất bình tĩnh khi có dịch. Người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị phải phát huy cao độ trách nhiệm vì sức khỏe nhân dân; căn cứ theo quyền hạn, nhiệm vụ vận dụng sáng tạo vào phòng, chống dịch; siết chặt kỷ luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, phân cấp, phân quyền, cụ thể hóa trách nhiệm trong phòng, chống dịch; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kịp thời bổ sung cách làm hay sáng tạo; lấy khó khăn, phức tạp làm động lực phấn đấu để vượt qua. Mỗi người dân cũng cần chủ động bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng trước đại dịch.
Các đại biểu dự hội nghị trực tuyến toàn quốc tại điểm cầu tỉnh Thái Bình. Ảnh: Thành Tâm
Thực hiện chiến lược vắc xin và chủ động chống dịch từ xa, từ sớm
Về nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị bám sát tình hình dịch, nhanh chóng đưa ra quyết định, giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả và chịu trách nhiệm trước quyết định đưa ra. Các địa phương, cơ quan, đơn vị phân công phân cấp, phân quyền rõ ràng trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và hoàn thiện quy trình phòng, chống dịch. Các bộ, ngành phải kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm, nơi dịch đang diễn biến phức tạp. Thực hiện chiến lược tiêm vắc xin đã đề ra cần chủ động tiếp cận, nhập khẩu vắc xin từ nước ngoài, đẩy mạnh sản xuất vắc xin trong nước và mua công nghệ sản xuất vắc xin; tuyên truyền việc tiêm vắc xin phù hợp, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu cần chủ động phòng, chống dịch từ xa, từ sớm; kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh và cư trú trái phép; huy động mọi nguồn lực để phòng, chống dịch; tiếp tục duy trì, bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp. Ban quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố, tập trung bảo vệ sức khỏe cho người lao động, người dân. Bộ Y tế phải huy động, chủ động nhân lực của ngành cho phù hợp, sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.10.2024 | 16:17 PM
- Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống 29.08.2024 | 20:06 PM
- Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 26.07.2024 | 18:24 PM
- Kỳ họp thứ 7: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết 28.06.2024 | 16:09 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
- Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII 16.05.2024 | 19:58 PM
- Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5 01.05.2024 | 13:48 PM
- Xã luậnViết tiếp trang sử vàng của Đảng 03.02.2024 | 07:38 AM
- Triển khai quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh 22.01.2024 | 12:00 PM
- Đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng liệt sĩ 01.12.2023 | 18:32 PM
Xem tin theo ngày
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025