HĐND tỉnh Góp nhiều ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Hội nghị lấy ý kiến góp ý của đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu các sở, ngành, huyện, thành phố về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia đóng góp ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các đại biểu đều nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy năng lực, trí tuệ, tập trung nghiên cứu kỹ nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vì vậy số ý kiến thu được vượt so với dự kiến.
Tại các tổ đại biểu, không khí thảo luận đều diễn ra sôi nổi. Hầu hết đại biểu mời và đại biểu HĐND tỉnh đều đưa ra những ý kiến xác đáng, thuyết phục. Ban tổ chức đã tổng hợp từ 8 tổ thảo luận 12 trang ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Không chỉ tham gia góp ý trực tiếp tại buổi thảo luận, nhiều đại biểu còn góp ý bằng văn bản gửi tới ban tổ chức với tinh thần trách nhiệm cao.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có 11 chương, 124 điều, trong đó bổ sung mới 11 điều, sửa đổi 102 điều, giữ nguyên 12 điều, giảm 1 chương và 23 điều so với Hiến pháp năm 1992. Các đại biểu cơ bản thống nhất Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này cụ thể, rõ ràng song cũng còn nhiều điều cần được thảo luận, góp ý. Về Lời nói đầu, các đại biểu tập trung thảo luận, góp ý nhiều bởi đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng. Có ý kiến cho rằng, Lời nói đầu của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã hợp lý song cũng có nhiều ý kiến cho rằng, Lời nói đầu còn hơi dài, chưa nói lên chủ đề của Hiến pháp, chưa mang tính khái quát cao do đó nên viết cô đọng, súc tích hơn. Có ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm việc nói đến tại sao tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Góp ý nội dung các chương, điều của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhiều ý kiến thảo luận và tham gia góp ý về các chương quy định Chế độ chính trị; Quyền con người; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ... Trong Chương 1 quy định về Chế độ chính trị, đa số ý kiến nhất trí với tên gọi nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng nên đưa từ “độc lập” lên trước từ “dân chủ” vì đối với một nước, độc lập và có chủ quyền phải là yếu tố quan trọng nhất rồi mới đến yếu tố dân chủ, thống nhất và các yếu tố khác (Điều 1). Có ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ “quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là hai quần đảo không thể tách rời lãnh thổ Việt
Chương 2, quy định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các đại biểu thảo luận, cân nhắc và đề nghị sửa đổi, bổ sung các Điều 18, 20, 21, 25, 27, 31, 32, 36, 46, 47... Thông qua ý kiến góp ý cho thấy, các đại biểu tập trung nghiên cứu nghiêm túc, kỹ lưỡng và góp ý với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt sau mỗi ý kiến góp ý đều có giải thích làm rõ quan điểm và lý do đề nghị sửa đổi. Ví dụ như góp ý Điều 18, ở Khoản 2, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định: Công dân Việt
Tuy nhiên, nếu quy định “Mọi người có quyền sống” thì có thể sẽ có cách hiểu Bộ luật Hình sự của nước ta sẽ xóa bỏ hình phạt tử hình? Nhiều ý kiến khác cho rằng, gộp Điều 21 vào Khoản 1, Điều 22 thành “Mọi người có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Khoản 2, Điều 32, Dự thảo ghi: “...Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm”, các đại biểu cho rằng, về mặt thuật ngữ quy định như vậy rất dễ bị hiểu lầm vì tội phạm là một khái niệm được quy định trong Bộ luật Hình sự, ví như trộm cắp, cướp, giết người... Do đó, người ta có thể hiểu là nếu một người đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản thì người đó có thể vẫn bị kết án vì tội này nếu tái phạm. Để dễ hiểu, nên quy định là: “Không ai bị kết án hai lần về một hành vi phạm tội”. Đề nghị cân nhắc lại Khoản 3, Điều 32, các đại biểu phân tích bởi Khoản 3 chưa thống nhất với Khoản 7, Điều 108 của Dự thảo. Cụ thể, Khoản 3, Điều 32 quy định “Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử có quyền sử dụng trợ giúp pháp lý của người bào chữa”. Khoản 7, Điều 108 quy định: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; đương sự có thể tự mình, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp”. Các đại biểu cho rằng, quy định như Khoản 7 Điều 108 là đã đầy đủ, rõ ràng...
Là người chịu trách nhiệm giúp Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp các ý kiến góp ý, đồng chí Bùi Văn Xuyền, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại biểu Đoàn ĐBQH Thái Bình, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho rằng, các đại biểu HĐND tỉnh đã tham gia góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với tinh thần trách nhiệm cao, không sơ sài, hình thức. Các ý kiến tổng hợp đều là những ý kiến chung nhất, được tập trung thảo luận. Hội nghị lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiếp pháp năm 1992 của đại biểu HĐND tỉnh là hội nghị góp ý kiến thành công nhất, bảo đảm đúng yêu cầu, mục đích, ý nghĩa, thực sự là cuộc sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng và hiệu quả.
Bài, ảnh: Hà Dung
Tin cùng chuyên mục
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 12.04.2025 | 18:49 PM
- Công bố nghị quyết, quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công tác cán bộ 19.02.2025 | 19:15 PM
- Trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ IX - năm 2024 21.01.2025 | 01:34 AM
- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.10.2024 | 16:17 PM
- Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống 29.08.2024 | 20:06 PM
- Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 26.07.2024 | 18:24 PM
- Kỳ họp thứ 7: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết 28.06.2024 | 16:09 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
- Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII 16.05.2024 | 19:58 PM
- Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5 01.05.2024 | 13:48 PM
Xem tin theo ngày
-
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với số phiếu tuyệt đối 100%
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp thứ 42
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về hợp nhất hai tỉnh
- Gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khoá XVII
- Tập huấn về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- UBND tỉnh: Làm việc với Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS) về phương án cấp khí LNG trên địa bàn tỉnh
- Giới thiệu cuốn sách “Đỗ Ngọc Quán - Người cộng sản trung kiên”