Quốc hội biểu quyết thông qua một số nghị quyết, luật tại kỳ họp
Theo đó, với 475 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết, có 469 tán thành (chiếm 94,18%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”. Với 465 đại biểu tán thành (chiếm 93,37%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.
Tiếp đó, sau khi nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động, đã có 454/474 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua Luật Cảnh sát cơ động, chiếm tỷ lệ 91,16%.
Cũng trong phiên họp buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Kết thúc phiên thảo luận buổi sáng đã có 20 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, có 3 đại biểu Quốc hội tranh luận. Không khí tranh luận sôi nổi, trí tuệ, dân chủ, rõ ràng, thể hiện trách nhiệm cao, các ý kiến đại biểu Quốc hội bao quát toàn diện các nội dung của dự án luật. Qua thảo luận ý kiến của các đại biểu Quốc hội nhất trí cao sự cần thiết phải ban hành dự án luật quan trọng này, thống nhất với nhiều nội dung cơ bản của dự án luật. Việc ban hành Luật này nhằm thể chế hóa chủ trương thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân, thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng; là bước tiến mới trong chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về quyền làm chủ của nhân dân; trên cơ sở đó hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật được ban hành sẽ là một bước tiến lớn quan trọng trong việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân và hiện thực hóa phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Đồng thời, các đại biểu cũng phân tích, làm rõ thêm những nội dung còn có ý kiến khác nhau cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn nữa và tiếp tục hoàn thiện để nâng cao chất lượng, tính đồng bộ, bảo đảm tính thống nhất, khả thi của các quy định trong dự thảo luật này nói riêng và các luật khác trong hệ thống pháp luật nói chung.
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Các vị đại biểu tham gia phát biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời đề nghị việc sửa đổi dự án luật cần tăng tính hiệu lực, hiệu quả, khả thi trong việc bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em; bổ sung quy định về bạo lực gia đình ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở các vùng miền; bổ sung các quy định về vấn đề bạo lực gia đình đối với người đồng tính, song tính, lưỡng tính, chuyển giới, liên giới tính, đa dạng giới…; tiếp tục nghiên cứu quy định đối với người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, khu vực có trình độ dân trí cao; rà soát để giữ lại các quy định đang thực hiện ổn định, hạn chế sửa đổi khi chưa tổng kết kỹ lưỡng, đánh giá hiệu quả của các quy định kiến nghị sửa đổi. Các đại biểu cũng đề nghị tiếp tục rà soát tính hợp Hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, cam kết của Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; bổ sung các dự thảo văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật; bổ sung các tài liệu tham khảo của nước ngoài, các nội dung giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý của các tổ chức quốc tế; có bảng phân tích chung về các số liệu phân tách giới liên quan đến các hành vi bạo lực; tiếp tục cần đánh giá chi tiết về thực trạng bạo lực gia đình hiện nay; đánh giá nguồn lực để tổ chức thi hành Luật.
Vũ Sơn Tùng
(Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh)
Tin cùng chuyên mục
- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.10.2024 | 16:17 PM
- Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống 29.08.2024 | 20:06 PM
- Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 26.07.2024 | 18:24 PM
- Kỳ họp thứ 7: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết 28.06.2024 | 16:09 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
- Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII 16.05.2024 | 19:58 PM
- Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5 01.05.2024 | 13:48 PM
- Xã luậnViết tiếp trang sử vàng của Đảng 03.02.2024 | 07:38 AM
- Triển khai quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh 22.01.2024 | 12:00 PM
- Đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng liệt sĩ 01.12.2023 | 18:32 PM
Xem tin theo ngày
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới