Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh: Hiện tượng không muốn thoát nghèo là có thật
Chiều 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực dân tộc.
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo
Đặt câu hỏi cho Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu tỉnh Đồng Tháp) cho biết, tỷ lệ thoát nghèo thời gian qua chưa đạt như mong muốn, có nhiều hộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số không muốn ra khỏi danh sách hộ nghèo, cận nghèo.
Đại biểu cho rằng, tâm lý này thậm chí còn diễn ra khá phổ biến trên cả nước, nếu không có biện pháp xử lý sẽ khiến công tác xóa nghèo của Nhà nước không đạt hiệu quả.
Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh làm rõ nguyên nhân, giải pháp để đồng bào có nhận thức đồng hành thoát nghèo.
Giải trình vấn đề nêu trên, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc cho biết, qua nghiên cứu tài liệu của các bộ, ngành, các địa phương liên quan và khảo sát thực tế cho thấy hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố.
Theo đó, mặc dù theo tiêu chí là đã thoát nghèo nhưng cuộc sống thực tế của người dân ở địa bàn đó vẫn rất khó khăn. Người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.
Đại biểu Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).
“Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội thì cơ bản là đã được đầu tư, nhưng chất lượng ở các nơi có thể chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Người ta cũng băn khoăn, nếu thoát nghèo thì có khi mình không được hưởng các chính sách nữa. Đây là những lý do hết sức cơ bản”, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nói
Theo Bộ trưởng, để giải quyết vấn đề này thì cần phải có rất nhiều biện pháp tổng hợp, đồng thời cũng cần phải dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí, vì tiêu chí giảm nghèo đã được ban hành và chấp hành trên cả nước.
“Tôi cho rằng, làm sao để đưa một hộ ra khỏi danh sách hộ nghèo thì cũng phải bảo đảm được điều kiện tối thiểu để người ta sinh sống ở vùng không phải nghèo nữa thì người ta sẽ yên tâm hơn”, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nêu quan điểm.
Hệ thống tiêu chí về giảm nghèo hiện nay còn phụ thuộc vào điều kiện của đất nước và yếu tố phát triển từng giai đoạn. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp hơn để người thoát nghèo cũng yên tâm không bị tái nghèo trở lại, bảo đảm được cuộc sống. |
Bên cạnh giải pháp về mặt kinh tế-xã hội, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho rằng cũng cần phải có giải pháp về mặt tuyên truyền, thuyết phục, vận động bà con nhân dân để bà con nhân dân hiểu được chính sách của Đảng, Nhà nước, từ đó tự nguyện vươn lên thoát nghèo.
“Trong thực tế các địa phương cũng có rất nhiều các trường hợp tự nguyện, có khi là xin ra khỏi hộ nghèo là cũng có. Đấy là những tấm gương và những điều chúng ta cũng cần phải tập trung tuyên truyền thêm”, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nêu rõ.
Ngoài ra, người đứng đầu Ủy ban Dân tộc cho biết, hệ thống tiêu chí về giảm nghèo hiện nay còn phụ thuộc vào điều kiện của đất nước và yếu tố phát triển từng giai đoạn. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp hơn để người thoát nghèo cũng yên tâm không bị tái nghèo trở lại, bảo đảm được cuộc sống.
Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định trình độ phát triển
Trình bày nội dung chất vấn, đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) đề nghị làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong chính sách dân tộc liên quan đến phân định các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Cụ thể, đánh giá tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, nhất là việc 2,4 triệu người dân không còn là đối tượng được nhà nước mua bảo hiểm y tế.
Đại biểu Dương Tấn Quân đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).
Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, việc phân định các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện theo Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, lúc đó thực hiện phân định theo miền núi, vùng cao. Giai đoạn 2, thực hiện phân định theo trình độ phát triển, xác định các thôn, xã đặc biệt khó khăn để làm địa bàn đầu tư tập trung, trọng tâm, trọng điểm.
Trong quá trình phân định thuộc 2 giai đoạn này, Ủy ban Dân tộc được giao chủ trì, tham mưu cho Chính phủ phối hợp các bộ, ngành để xác định các tiêu chí. Từ năm 1996 đến nay, các chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số được xây dựng trên tinh thần đầu tư ở vùng đặc biệt khó khăn nhất theo tiêu chí phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển.
Gần đây nhất, Nghị quyết 120 của Quốc hội đã giao Chính phủ quy định tiêu chí cụ thể để xác định địa bàn trọng tâm, trọng điểm. Trên tinh thần đó, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu Chính phủ ban hành Quyết định số 33 để xác định tiêu chí phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển.
Trên cơ sở những tiêu chí này, Ủy ban Dân tộc đã trình Chính phủ ban hành Quyết định số 861; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc được Thủ tướng ủy quyền ban hành Quyết định số 612 phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn.
Quá trình phân định dựa trên một số tiêu chí: xã, thôn có 15% dân số trở lên là người dân tộc thiểu số thì xác định là xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xã có tỷ lệ hộ nghèo 15% trở lên thì là xã nghèo.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Hầu A Lềnh, việc phân định này làm phát sinh một vấn đề khác, đó là khi xác định được xã nghèo thì những xã, thôn có tỷ lệ hộ nghèo dưới 15% không còn là xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn nữa. Đây là một vấn đề bất cập.
Sau khi Quyết định số 861 được phê duyệt, hơn 1.800 xã vùng đồng bào dân tộc khó khăn của giai đoạn trước đã thoát khỏi diện hộ nghèo, không còn nằm trong diện đặc biệt khó khăn nữa, do đó không được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư của giai đoạn 2016-2020 cho các địa bàn nghèo và các hộ nghèo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, để tháo gỡ vấn đề này, tháng 9/2021, Ủy ban Dân tộc đã đánh giá tác động và đề xuất với Chính phủ. Chính phủ đã có văn bản giao các bộ, ngành điều chỉnh, sửa đổi một số quy định, thông tư có liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm y tế với người dân tộc thiểu số.
Cụ thể, Chính phủ đã giao Bộ Y tế sửa Nghị định 146, bổ sung, đưa các đối tượng không ở các xã đặc biệt khó khăn nhưng vẫn là các hộ dân tộc thiểu số khó khăn vào diện tiếp tục thụ hưởng chính sách. Dự thảo đang được xin ý kiến các cơ quan liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.10.2024 | 16:17 PM
- Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống 29.08.2024 | 20:06 PM
- Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 26.07.2024 | 18:24 PM
- Kỳ họp thứ 7: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết 28.06.2024 | 16:09 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
- Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII 16.05.2024 | 19:58 PM
- Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5 01.05.2024 | 13:48 PM
- Xã luậnViết tiếp trang sử vàng của Đảng 03.02.2024 | 07:38 AM
- Triển khai quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh 22.01.2024 | 12:00 PM
- Đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng liệt sĩ 01.12.2023 | 18:32 PM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân