Minh bạch thông tin đối với khách hàng về giá, chất lượng dịch vụ OTT viễn thông
Sáng 22/6, trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tham gia giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ OTT viễn thông…
Duy trì Quỹ dịch vụ viễn thông công ích nhưng cần xác định rõ mục tiêu, cách thức quản lý
Về Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, Bộ trưởng cho biết Quỹ này thực chất là Quỹ dịch vụ phổ cập, quốc gia nào cũng phải đặt mục tiêu phổ cập viễn thông, phổ cập Internet, phủ sóng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhất là để phát triển kinh tế số, xã hội số.
Nếu Nhà nước nhận lấy trách nhiệm phổ cập bằng ngân sách nhà nước thì các nhà mạng có xu thế chỉ đầu tư ở những nơi đông dân và có lãi cao, vì thế Nhà nước phải đầu tư rất nhiều, bởi vậy đa số các quốc gia đều chọn cách yêu cầu nhà mạng phải có trách nhiệm phổ cập.
“Có hai cách để nhà mạng thực hiện việc này, thứ nhất là yêu cầu các nhà mạng phải phủ sóng rộng, cách này có khó khăn cho các nhà mạng nhỏ. Cách thứ hai là các nhà mạng đóng góp vào Quỹ phổ cập theo doanh thu, to đóng nhiều, nhỏ đóng ít, sau đó Nhà nước dùng quỹ này để phổ cập dịch vụ và đa số các quốc gia đều theo cách thứ hai này”, Bộ trưởng nói.
Đại biểu Quốc hội góp ý vào dự thảo Luật. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).
Bộ trưởng thông tin thêm, ở Việt Nam, Quỹ này cơ bản lại giao cho chính các nhà mạng thực hiện, tức là cơ bản nhà mạng nhận lại tiền đóng góp của mình để thực hiện phổ cập dịch vụ, phổ cập 2G xong đến 3G, 4G, 5G và tiếp tục không dừng lại. Quỹ đã góp phần tích cực để Việt Nam có vùng phủ sóng rộng, người dân được phổ cập dịch vụ và có điện thoại vào loại nhóm đầu trên thế giới.
Thừa nhận thời gian qua vận hành của quỹ có một số bất cập, như giải ngân chậm, tồn quỹ, song Bộ trưởng cho rằng, cần phải điều chỉnh các quy định trong dự thảo Luật theo hướng xác định rõ mục tiêu, cách thức thu, quản lý, sử dụng để quỹ vận hành tốt hơn thay vì dừng hoạt động của quỹ như là ý kiến của nhiều đại biểu.
“Quỹ dịch vụ phổ cập của chúng ta ngoài phủ sóng vùng khó khăn còn hỗ trợ bà con vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cả thiết bị và chi phí sử dụng dịch vụ ở mức cơ bản. Các chương trình giảm nghèo của Nhà nước đều dùng quỹ này để hỗ trợ bà con”, Bộ trưởng nói và đề nghị Quốc hội xem xét cho tiếp tục duy trì quỹ.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ báo cáo Chính phủ xin Quốc hội cho đổi tên quỹ thành Quỹ dịch vụ phổ cập và thay đổi một số cơ chế để khắc phục các tồn tại, đồng thời cũng sẽ gửi các đại biểu Quốc hội báo cáo bổ sung về hoạt động của quỹ thời gian vừa qua.
Quản lý ở mức tối thiểu nhưng xử phạt thì nghiêm minh
Về dịch vụ OTT viễn thông, đây là các dịch vụ nhắn tin thoại giống như dịch vụ viễn thông cơ bản nhưng được cung cấp bởi công nghệ Internet. Quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông là quản lý dịch vụ không phụ thuộc vào công nghệ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, dịch vụ OTT viễn thông không có hạ tầng, người dùng dễ thay đổi nhà cung cấp, do thủ tục đăng ký dịch vụ đơn giản, thị trường thì rất cạnh tranh vì nhiều nhà cung cấp, do vậy quản lý phải ít hơn, phải mềm hơn dịch vụ viễn thông truyền thống.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).
Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội theo hướng: quản lý ở mức tối thiểu nhưng xử phạt thì nghiêm minh; quản lý cơ bản dựa trên những gì mà nhà cung ứng dịch vụ đã có để tránh phát sinh thêm chi phí tuân thủ; quản lý sẽ không phân biệt nhà cung cấp dịch vụ lớn hay nhỏ, thu tiền hay không thu tiền, trong nước hay ngoài nước.
Đồng thời, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải minh bạch thông tin đối với khách hàng về giá, về điều kiện hợp đồng, về chất lượng dịch vụ nếu có; bảo mật thông tin của khách hàng, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra khi có yêu cầu, khách hàng khi đăng ký sử dụng dịch vụ thì phải cung cấp thông tin như số điện thoại.
“Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đã thực hiện việc đăng ký và xác thực thông qua số điện thoại. Do vậy, quy định này không làm phát sinh thêm chi phí. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ báo cáo Chính phủ cân nhắc giảm nhẹ các điều kiện kinh doanh từ cấp phép đăng ký xuống hình thức thông báo”, Bộ trưởng nói.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.10.2024 | 16:17 PM
- Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống 29.08.2024 | 20:06 PM
- Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 26.07.2024 | 18:24 PM
- Kỳ họp thứ 7: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết 28.06.2024 | 16:09 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
- Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII 16.05.2024 | 19:58 PM
- Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5 01.05.2024 | 13:48 PM
- Xã luậnViết tiếp trang sử vàng của Đảng 03.02.2024 | 07:38 AM
- Triển khai quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh 22.01.2024 | 12:00 PM
- Đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng liệt sĩ 01.12.2023 | 18:32 PM
Xem tin theo ngày
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình
- Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh nhiệm kỳ 2024 - 2029
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, động viên các gian hàng chào mừng Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và các dự án luật
- Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả
- Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
- Chỉ thị số 38-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Bình