Thứ 3, 21/05/2024, 03:19[GMT+7]

Tổ chức trọng thể Lễ viếng Ðồng chí Ðại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ nhật, 13/10/2013 | 01:18:00
2,179 lượt xem
Trong niềm tiếc thương vô hạn, cùng các tỉnh, thành phố trong cả nước, ngày 12/10, Ðảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh đã tổ chức trọng thể Lễ viếng Ðồng chí Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

* Tại Hà Nội

 

 

Trưa ngày 12/10, Ðoàn đại biểu Tỉnh ủy, HÐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các lực lượng vũ trang tỉnh Thái Bình do đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã dâng vòng hoa viếng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà Tang lễ quốc gia (Số 5 – Trần Thánh Tông – Hà Nội).

 

Ðồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã thắp hương trước anh linh Ðại tướng. Sau phút mặc niệm, các thành viên trong đoàn đã đi vòng quanh linh cữu, vĩnh biệt Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, người Cộng sản kiên trung, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của dân tộc Việt Nam.

 

Vĩnh biệt Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, biến đau thương thành sức mạnh, Ðảng bộ và nhân dân Thái Bình nguyện đoàn kết một lòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ các cấp, tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, công bằng dân chủ, văn minh; xây dựng tỉnh Thái Bình sớm trở thành tỉnh nông thôn mới.

 

* Tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh

 

 

7 giờ 30 phút, Lễ viếng chính thức bắt đầu.

 

Tham dự Lễ viếng có các đồng chí: Nguyễn Hồng Diên, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HÐND tỉnh; Phạm Văn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HÐND; lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể và đông đảo cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh.

 

Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, các cán bộ, chiến sĩ đã xúc động nghe Thông cáo đặc biệt về Lễ Quốc tang, danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng và tóm tắt tiểu sử của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Trước bàn thờ Ðại tướng, toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã giành một phút mặc niệm để tưởng nhớ Ðại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng tài ba, đức độ của dân tộc. Trong tiếng nhạc chiêu hồn tử sĩ, đã có không ít người bật khóc trong niềm xúc động nghẹn ngào tiếc thương người con ưu tú của dân tộc đã ra đi trở về với đất mẹ. Trước anh linh của Ðại tướng, các cán bộ, chiến sĩ nguyện suốt đời học tập noi theo tấm gương đạo đức, nhân cách vĩ đại, lòng trung thành, đức hy sinh, cống hiến vì sự nghiệp cách mạng của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp; quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giữ vững truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

 

Ðoàn đại biểu Tỉnh ủy, HÐND, UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HÐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã thắp hương trước di ảnh Ðại tướng Võ Nguyên Giáp và dành phút mặc niệm tưởng nhớ Người.

 

Các đoàn đại biểu của các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, đại diện các doanh nghiệp và đông đảo nhân dân trong tỉnh cũng đã thắp hương tưởng nhớ Ðại tướng. Chỉ riêng buổi sáng đã có hơn 100 đoàn đại biểu đến viếng Ðại tướng tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.

 

* Tại Thành phố Thái Bình

 

6 giờ 30 phút, các đoàn viên thanh niên, tình nguyện viên đã có mặt đông đủ làm nhiệm vụ hướng dẫn các đoàn và nhân dân vào thắp hương viếng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp.

 

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, sau phần đọc công bố Thông cáo đặc biệt, tóm tắt tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của Ðại tướng, các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân Thành phố thắp hương tiễn biệt người anh hùng dân tộc.

 

Sự ra đi của người anh hùng đất Việt khiến hàng triệu trái tim rơi lệ, nghẹn ngào, đó là cảm xúc của những người có mặt  trong Lễ viếng Ðại tướng.

 

“Ðối với tôi bác Giáp là người thầy, người chỉ huy vẹn toàn tài đức. Sự ra đi của Ðại tướng là nỗi đau của cả dân tộc. Chúng tôi những người lính Cụ Hồ sẽ nguyện làm tốt nhiệm vụ của mình noi gương người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Namon>”, cựu chiến binh Ðỗ Văn Thịnh, phường Phú Khánh xúc động nói. 

 

Dù chỉ được biết về Ðại tướng qua sách báo, phim ảnh nhưng Ðoàn Xuân Cảnh, Ðoàn Thanh niên phường Bồ Xuyên vẫn nghẹn lòng khi nghe tin Ðại tướng đã ra đi. Ðến viếng Ðại tướng, anh nói trong sự xúc động: “Chúng tôi - thế hệ trẻ nguyện cống hiến hết mình vì Tổ quốc, mãi noi theo tấm gương người Anh hùng của dân tộc Việt Namon>”.

 

* Tại Vũ Thư

 

 

Từ sáng sớm, trên khắp mọi nẻo đường Vũ Thư từng đoàn người đổ về Ban chỉ huy Quân sự huyện, nơi diễn ra Lễ viếng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp.

 

Ðoàn người lặng lẽ đứng thành hàng dài lần lượt vào tiễn biệt Ðại tướng. Ðến viếng có cả những cụ già, những em bé. Nhiều người đã không kìm được nước mắt. Ðôi mắt đỏ hoe, không nén được xúc động, ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện nói: Chúng tôi suốt đời nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức mẫu mực của Bác Hồ và của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Sự ra đi của Ðại tướng là một mất mát lớn đối với nhân dân cả nước nói chung và Quân đội nhân dân Việt Namon> nói riêng. Từ sáng sớm đã có trên 800 hội viên Hội CCB có mặt đông đủ để viếng Ðại tướng.

 

Không chỉ có những người từng tham gia kháng chiến mà còn có nhiều nông dân, học sinh, sinh viên, nhà giáo đến thắp hương tưởng nhớ Ðại tướng. Với niềm xúc động, em Nguyễn Trung Ðức, học sinh lớp 11A10, Trường THPT Nguyễn Trãi bày tỏ: “Tài năng và công lao của Ðại tướng thể hiện trong những trang sử vẻ vang của dân tộc mà chúng em được học. Chúng em xin hứa ra sức thi đua học tập, noi gương thế hệ cha ông, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp”. Thật là xúc động, từ những vùng quê xa xôi, những người nông dân như hai bác Ðào Thị Lúa, Phan Thị Mai (xã Tân Phong) đã thu xếp công việc đồng áng, đạp xe hơn chục cây số đến để thắp nén hương tỏ lòng thương tiếc, biết ơn vô hạn đối với Ðại tướng.

 

* Tại Tiền Hải

 

 

Trong không khí trang nghiêm và vô cùng xúc động, các cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ, nông dân, cùng nhiều tập thể và cá nhân biết tin đã đến dâng hoa để vĩnh biệt Ðại tướng. Trong số các cá nhân về viếng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi được gặp cụ Tô Trùng Dương, xã Tây Giang, chiến sĩ Sư đoàn Pháo binh 351 đã từng tham gia nổ loạt pháo đầu tiên trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Mắt ngấn lệ, cụ  Dương nói với chúng tôi: “Ðại tướng của chúng ta thật tài giỏi, nhờ quyết định đúng đắn “đánh chắc, thắng chắc” thay cho “đánh nhanh, thắng nhanh” mà đơn vị 351 đã nổ súng kịp thời, trúng đích và hạn chế thấp nhất về thương vong, góp phần giành thắng lợi Ðiện Biên chấn động địa cầu ngày 7/5/1954”. Học tập Ðại tướng, sau này cụ Tô Trùng Dương về làm Chính trị viên phó Huyện đội luôn sâu sát với cán bộ, chiến sĩ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nay dù về với đời thường cụ Dương vẫn luôn nhớ đến lời Ðại tướng căn dặn năm xưa: Phải chăm lo, yêu thương mọi người, thì mọi người mới nhớ tới mình.

 

Gặp chị Nguyễn Thu Phương, Ðại đội trưởng Ðại đội 4 dân quân gái Tiền Hải cùng các chiến sĩ đến viếng Ðại tướng, trong làn hương trầm nghi ngút, chị nói nhỏ như với chính mình: “Chúng con xin vĩnh biệt Người. Xin hứa với Người cùng toàn dân giữ vững bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc…”.

 

Trong dòng người của quê hương tiếng trống năm 1930, kéo dài từ 7 giờ sáng đến tận chiều, chúng tôi còn gặp nhiều gương mặt với tấm lòng thành kính, xúc động, tiếc thương Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh Bùi Thanh Lịch, Bí thư Huyện đoàn Tiền Hải cho biết, trước đó, chiều ngày 11/10, Hội Cựu chiến binh huyện đã phối hợp với  Huyện đoàn tổ chức cho tuổi trẻ toàn huyện dâng hương Ðại tướng. Trên 1.000 đại biểu từ các xã, thị trấn và các trường học đã về dâng hương, dâng hoa. Tuổi trẻ Tiền Hải luôn coi Ðại tướng là hình mẫu lớn để học tập, phấn đấu vươn lên.

 

* Tại Ðông Hưng

 

 

 

Ngay trước Lễ viếng tại Ban chỉ huy Quân sự huyện, chúng tôi đã kịp trao đổi với những người cựu chiến binh năm xưa từng là lính của Tướng Giáp. Bác Nguyễn Văn Hảo, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Bạch Ðằng nghẹn ngào cho biết: “Tôi xúc động lắm, khi được tin Ðại tướng mất tôi rất bồi hồi, thấy như mất đi một người thân. Ngưỡng mộ Ðại tướng từ cách tổ chức chiến đấu, dùng quân trong 2 cuộc chiến đấu đến cách sống giản dị, những cựu chiến binh của huyện nguyện suốt đời làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ và bác Giáp”.

 

Cũng tại Lễ viếng, chúng tôi còn được chứng kiến những bà, những mẹ tuổi đã cao, năm xưa đều là lính của Bác Giáp, mặc dù biết phải chờ các cơ quan, đoàn thể viếng trước nhưng họ vẫn đến từ rất sớm để thể hiện lòng thành kính của mình. Bà Ðặng Thị Phượng, tổ 7, Thị trấn Ðông Hưng khi thấy chúng tôi tới hỏi đã bật khóc, cố nói thành lời: “Bà mới đi mổ về cháu ạ, đúng lúc Bác Giáp mất bà lại đang nằm viện, muốn lên Hà Nội vào nhà Bác để viếng nhưng sức yếu quá không đi nổi. Ðược biết huyện tổ chức lễ viếng vào sáng nay nên bà đã có mặt từ lúc 6 giờ ngồi chờ. Chỉ mong được đến thắp cho Ðại tướng nén nhang  tưởng nhớ tới người lãnh đạo tối cao của Quân đội nhân dân Việt Namon>”. Bản thân là người lính nên tình cảm, lòng kính trọng bà dành cho Ðại tướng là rất lớn. Mấy ngày qua, cứ nhắc tới tên Ðại tướng là bà lại bật khóc, nhất là xem tư liệu về Ðại tướng trên truyền hình cảm xúc không kìm nổi, nước mắt cứ trào ra. Mặc dù đã đứng chờ gần 2 tiếng đồng hồ nhưng bà Phượng vẫn kiên nhẫn đợi để tới lượt vào viếng.

 

Không chỉ các ban, ngành, đoàn thể trong toàn huyện hướng về Ban chỉ huy Quân sự để viếng Ðại tướng, mà nhiều gia đình đã gác bỏ lại công việc thường ngày, tranh thủ tới dâng hương. Vợ chồng chị Phạm Thị Thành Huyền, xã Phú Châu cho biết: “Nghe tin Ðại tướng mất, chúng tôi rất buồn, chiều qua được biết huyện tổ chức lễ viếng hôm nay vợ chồng tôi dậy sớm tranh thủ làm việc nhà và đưa cháu nhỏ học lớp 3 tới viếng Người. Còn có cả những anh chị từ những xã rất xa như gia đình chị Trần Thị Huyền, xã Chương Dương cũng đưa cả đứa con bé bỏng còn bế trên tay tới trước di ảnh của Người. Chị nói: “Buồn lắm, giá như mình ở Hà Nội thì có thể đến được bên Ðại tướng rồi, nhưng do con còn bé quá lại xa nữa nên muốn đi cũng khó. Vì thế mà bằng mọi giá sáng nay gia đình phải tới Ban chỉ huy Quân sự huyện để thắp nén hương, mong Ðại tướng về nơi chín suối an lành”.

 

* Tại Hưng Hà

 

 

Ðúng 7 giờ 30 phút, từng đoàn người trật tự xếp thành hàng dài, lặng lẽ đứng trước di ảnh của Ðại tướng để nghe về tiểu sử, cũng như những cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong phút trang nghiêm, không ít người xúc động rơi nước mắt trước sự ra đi của Ðại tướng.

Ðại tá Lương Văn Sinh, xã Kim Trung năm nay đã ngoài 83 tuổi, trước đây là lính Trung đoàn 174 (Cao Bắc Lạng) thuộc Sư đoàn 316, từng tham gia trực tiếp chiến dịch Ðiện Biên Phủ bồi hồi xúc động nhớ lại: “Tuy Ðại tướng đã ra đi, nhưng những lời dạy của Người không bao giờ phai nhạt trong trái tim tôi; chính những lời dạy đó đã nhắc nhở tôi và các chiến sĩ luôn tin tưởng, trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Ðảng để phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm mà Ðảng, Nhà nước giao cho”.

 

Bà Ðinh Thị Trang, 75 tuổi, khu Nhân Cầu 3, Thị trấn Hưng Hà cặm cụi đạp xe lên Trung tâm Hội nghị huyện từ rất sớm, ngồi chờ để được vào thắp nén hương vĩnh biệt Ðại tướng. Bà Trang tâm sự: “Nghe tin Ðại tướng từ trần, tôi không sao cầm nổi nước mắt, cho dù chưa từng được gặp Ðại tướng nhưng những gì ông cống hiến cho Tổ quốc đã khiến những người dân như tôi đau quặn lòng trước sự ra đi của Người - một hình tượng lớn của dân tộc”.  Em Nguyễn Thị Dung, 25 tuổi, ở khu Ðồng Tu 2, Thị trấn Hưng Hà, hiện đang công tác tại Hà Nội đã về quê và đến thắp nén hương tiễn biệt Ðại tướng. Em Dung cho biết, thế hệ em có được cuộc sống ấm no, bình đẳng như ngày hôm nay là nhờ có công của Ðại tướng; trước sự ra đi của Người, trong lòng hụt hẫng biết bao, không biết nói gì hơn chỉ biết tỏ lòng kính trọng, biết ơn bằng nén hương trước di ảnh của người anh hùng dân tộc.

 

Trong giờ phút đau thương và xúc động trước sự ra đi của Ðại tướng, Ðảng bộ và nhân dân Hưng Hà đã tỏ lòng tiếc thương vô hạn, tiễn biệt người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam về cõi vĩnh hằng.

 

* Tại Thái Thụy

 

 

Ngay từ sáng sớm, rất đông người đã có mặt tại Ban chỉ huy Quân sự huyện để chờ vào viếng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Gần 500 người đứng chật kín hội trường, xếp hàng dài ngoài hành lang lần lượt vào thắp nén hương thơm tỏ lòng thành kính trước di ảnh của Người. Không khí trầm lắng, chỉ có những bước chân lặng lẽ, không ai nói một lời nhưng trong lòng mỗi người đều chung một niềm tiếc thương vô hạn vị tướng gắn liền với lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Namon> anh hùng. Nhiều người đã bật khóc khi thắp hương và đặt những bông hồng trắng lên bàn thờ Ðại tướng. Anh Trần Hữu Tiến, Trưởng ban Quân sự xã Thụy Lương xúc động nói: “Dù chưa một lần được gặp Ðại tướng, nhưng qua lịch sử ghi lại tôi thấy Võ Nguyên Giáp là vị tướng tài ba lỗi lạc, một nhân cách lớn. Chúng tôi là những người trực tiếp làm công tác quân sự ở địa phương đã học được ở Ðại tướng rất nhiều điều, trong đó có nghệ thuật chiến tranh nhân dân”.

 

Còn Thiếu tá Trần Nam Trung, Trợ lý Chính trị Ban chỉ huy Quân sự huyện chia sẻ: “Ðể tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của Ðại tướng, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang huyện hứa sẽ tiếp tục rèn luyện, tu dưỡng, phát huy bản chất Bộ đội Cụ Hồ. Không ngừng nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ, năng lực công tác, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xây dựng và giữ vững khu vực phòng thủ huyện, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong tình hình mới”.

 

Ðể tỏ lòng thành kính Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Thái Thụy đã lập bàn thờ Ðại tướng ở nơi trang trọng nhất tại cơ quan. Ðúng 14 giờ chiều cùng ngày, Hội CCB huyện và 48 xã, thị trấn đã tổ chức lễ viếng Ðại tướng. Hàng nghìn người là hội viên cựu chiến binh, các tổ chức đoàn thể nông dân, thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi, giáo viên, học sinh các trường học, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã đến thắp hương tỏ lòng thành kính đối với Ðại tướng Võ Nguyên Giáp.

 

* Tại Quỳnh Phụ

 

 

Gần 7 giờ sáng, trụ sở Ban chỉ huy Quân sự huyện  đông kín người. Từng đoàn người xếp thành hàng dài chờ viếng. Họ là những cựu chiến binh, cán bộ, công chức, viên chức đến viếng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Những giọt nước mắt, những tiếng nấc nghẹn là nỗi đau nơi tận cùng của trái tim người dân khi mất đi vị tướng tài ba, người con ưu tú của dân tộc.

 

Bạn Nguyễn Thị Huệ, cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy cho hay: “Khi biết tin Bác Giáp mất, trong lòng em trào dâng rất nhiều cảm xúc, bật khóc nghẹn ngào”. Còn đối với Nguyễn Ðức Minh Ðường - học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Thị trấn Quỳnh Côi thì em chỉ biết về Ðại tướng qua những câu chuyện kể của ông bà, cha mẹ. Hôm nay, Ðường theo mẹ đến thắp hương tiễn biệt Ðại tướng. Em hứa trước di ảnh của Ðại tướng sẽ cố gắng học tập thật tốt, mong muốn sau này trở thành một chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam, góp sức trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

8 giờ 30 phút, hội trường Trung tâm Học tập cộng đồng xã Quỳnh Bảo đã đông kín người. Trước bàn thờ Ðại tướng, từ các cụ cao niên đến các cháu học sinh đều kính cẩn thắp nén nhang tiễn biệt. Ðến thắp hương tưởng nhớ Ðại tướng có cả người may mắn từng được gặp mặt Ðại tướng. Ðó là  cựu chiến binh Nguyễn Quang Lai, thôn Ðông Hồng (Quỳnh Bảo). Ở tuổi 85 với 50 năm tuổi Ðảng, từng tham gia chiến dịch Ðiện Biên Phủ nên những hình ảnh về Ðại tướng vẫn còn mãi trong trái tim người cựu chiến binh này.

 

Ðối với ông, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một người thầy tài ba về nghệ thuật quân sự, mà còn là một người đức độ, người Anh cả của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội. Ðối với cựu chiến binh Lưu Ðình Bẩy, thôn Ngọc Chi, xã Quỳnh Bảo - vinh dự được về báo công với Ðại tướng tại Thủ đô Hà Nội năm 1974, thì: “Thật khó có câu chữ, cảm xúc nào diễn tả trọn vẹn. Người ra đi để lại một khoảng trống quá lớn cho dân tộc và tất cả chúng ta.  Ðặc biệt là những người đã từng sống trong thời kỳ máu lửa, sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của dân tộc. Là một người lính của Ðại tướng, trở về với cuộc sống đời thường, cựu chiến binh chúng tôi nguyện sẽ mãi mãi học tập và noi theo gương sáng của Ðại tướng, tiếp tục truyền lửa nhiệt huyết cho những thế hệ trẻ hôm nay và mai sau”.

 

* Tại Kiến Xương

 

 

Ðúng 7 giờ, tất cả công tác chuẩn bị cho lễ viếng đã được hoàn tất. 7 giờ 15 phút, ngoài cổng trụ sở Ban chỉ huy Quân sự huyện, một số đoàn cùng nhân dân đã đến xếp hàng chờ viếng Ðại tướng.

 

7 giờ 30 phút Lễ viếng Ðại tướng chính thức bắt đầu: Sau khi nghe công bố thông báo về Lễ Quốc tang, Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an tang, Tóm tắt tiểu sử của Ðại tướng. 7 giờ 45 phút, toàn thể cán bộ và nhân dân có mặt đã thực hiện nghi thức mặc niệm trong tiếng cử nhạc hồn tử sĩ da diết. Trên từng khuôn mặt mọi người không giấu được sự xúc động và sự tiếc thương đối với Ðại tướng. Ðại diện cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân huyện phát biểu hứa hẹn trước anh linh Ðại tướng. Ðúng 8 giờ các đoàn đại biểu bắt đầu tiến hành dâng hương lễ viếng.

 

9 giờ, các đoàn đại biểu về dự viếng mỗi lúc một đông, từ những cụ già mái tóc bạc phơ cho đến những em nhỏ trong trang phục học sinh, tất cả đều nhanh chóng ổn định vị trí, giữ gìn trật tự nghiêm trang. Một học sinh Trường Tiểu học Thị trấn Thanh Nê tâm sự: “Cháu chưa từng được gặp Ðại tướng, nhưng khi được nghe ông bà, bố mẹ kể về những công lao to lớn của Người, hôm nay được đến viếng Ðại tướng cháu vô cùng xúc động”.

 

10 giờ, không chỉ đại diện các ban ngành, đoàn thể…  trong huyện đến dự Lễ viếng, nhiều gia đình, nhiều cá nhân cũng đã về đây dâng hương tiễn biệt Ðại tướng trong niềm xúc động. CCB Trần Văn Tùy, 78 tuổi, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn lặn lội đạp xe  vượt đoạn đường dài gần 20 km để đến dự lễ viếng, ông đã không ngăn nổi những giọt nước mắt trước di ảnh của Ðại tướng.

 

* Tại Trường Quân sự tỉnh

 

Trong căn phòng nhỏ, trước di ảnh của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường xúc động lắng nghe Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, Tóm tắt tiểu sử của Ðại tướng. Sau phút mặc niệm, cán bộ, giáo viên nhà trường kính cẩn, nghiêng mình tiến lên phía di ảnh thắp nén tâm nhang thể hiện lòng ngưỡng mộ, tưởng nhớ, tiễn biệt vị tướng tài ba, lỗi lạc của dân tộc.

 

Ðồng chí Chính ủy Vũ Tiến Ninh xúc động kể: Như còn nghe văng vẳng lời dặn dò ân cần, sâu sắc của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp dành cho thế hệ trẻ ngành Quân đội tại Ðại hội Ðoàn toàn quân lần thứ 5 mà đồng chí được tham dự: Các cháu là thế hệ được tiếp nối truyền thống vẻ vang của quân đội ta, được trang bị đầy đủ kiến thức, có sức khỏe, môi trường rèn luyện tốt thì ở bất cứ cương vị nào, làm bất cứ việc gì hãy nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khi Ðại tướng hỏi: “Các cháu có hứa với Bác làm được như thế không?”. Không ai bảo ai, tất cả mọi người có mặt đều đồng thanh hô lớn: “Thưa Bác chúng cháu xin hứa!”. Chính ủy Vũ Văn Ninh nhìn lên di ảnh Ðại tướng thầm hứa sẽ tiếp tục thực hiện đúng lời dặn dò năm xưa của Người.

 

Không may mắn được gặp nhưng với lòng ngưỡng vọng đối với vị tướng tài ba, Thượng úy Phạm Thị Vui, nhân viên văn thư, bảo mật Trường Quân sự tỉnh cho biết: Sự ra đi của Ðại tướng là một mất mát lớn của cả dân tộc. Tôi và toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường xin hứa trước anh linh của Ðại tướng sẽ không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo tấm gương đạo đức, nhân cách vĩ đại, lòng trung thành, sự hy sinh cho dân tộc của Người để góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Ðảng, Nhà nước và nhân dân.

 

Trong niềm đau thương, mất mát to lớn này, mỗi cán bộ, giáo viên Trường Quân sự tỉnh đã hứa trước anh linh Ðại tướng Võ Nguyên Giáp không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ để góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.

 

* Tại Trung đoàn 568

 

Ngày 12/10, toàn thể cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 568 (Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh) thức dậy sớm hơn quy định. Sau tiếng kẻng hiệu lệnh 5 giờ sáng, quân số Trung đoàn đã có mặt đầy đủ tại sở chỉ huy Trung đoàn để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của chỉ huy đơn vị phục vụ Lễ viếng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp.

 

7 giờ 30 phút, lễ viếng chính thức bắt đầu. Trước giây phút nghẹn ngào, lắng đọng cảm xúc, bà Nguyễn Thị Sen, cựu thanh niên xung phong, thôn Thần Khê, xã Thăng Long (Ðông Hưng) không giấu nổi cảm xúc: “Mấy ngày nay, nghe tin Ðại tướng mất, chúng tôi vô cùng thương xót khi Việt Nam ta mất đi một người tài giỏi. Dù bận thu hoạch lúa mùa nhưng tôi luôn nghe thông tin về Ðại tướng qua radio. Hôm nay đứng trước di ảnh của Người, tôi chỉ biết khóc để tiễn biệt Ðại tướng của chúng ta”. Thiếu tá Trần Thị Hải Ðăng, nhân viên bảo mật, Trung đoàn 568 cũng có chung cảm xúc: “Ðại tướng ra đi là một tổn thất vô cùng lớn lao của đất nước. Là một quân nhân, tôi xin hứa trước anh linh Người cố gắng phấn đấu, rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, chuyên môn để xứng đáng với tâm nguyện của Ðại tướng, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững vàng, lớn mạnh”.

 

Chúng tôi thực sự xúc động trước hình ảnh ông Vũ Ánh Hồng , thôn Lộ Vị, xã Thăng Long, 83 tuổi, đi xe đạp đến Trung đoàn 568 viếng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Hồng tâm sự: Biết tin Trung đoàn 568 tổ chức Lễ viếng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, sáng sớm hôm nay, tôi đã chuẩn bị một bó hoa tươi tới viếng Ðại tướng. Do tuổi cao, sức yếu nên tôi không có cơ hội lên viếng Ðại tướng tại nhà riêng ở Hà Nội. Tôi mong rằng, Việt Namon> mình sẽ còn nhiều vị tướng đức độ, tài giỏi như Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Mong Ðại tướng yên giấc ngàn thu”.

 

* Tại Trường Trung cấp nghề số 19

 

 

Ðúng 7 giờ 30 phút, Lễ viếng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu. Sau khi nghe Thông cáo đặc biệt về việc Ðại tướng từ trần, danh sách Ban lễ tang và Tóm tắt tiểu sử Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, gần 170 cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Trường đã dâng hoa, thành kính thắp nén tâm nhang tưởng nhớ người Ðại tướng của nhân dân.

 

Thượng úy Phùng Thị Thu Lan sau khi viếng Ðại tướng nghẹn ngào: “Từ hôm nghe tin Ðại tướng mất, cứ đến chương trình thời sự là tôi cùng gia đình lại ngồi trước màn hình tivi xem và nghe những thông tin về Ðại tướng, để rồi nước mắt cứ rơi, lòng nghẹn lại. Trong lòng tôi và trong trái tim hàng triệu người dân đất Việt, hình ảnh và tấm lòng vì dân, vì nước của Ðại tướng không bao giờ phai”. Còn Trung tá Bùi Ðình Cử trong giờ phút trang nghiêm đã xúc động: “Vẫn biết đó là quy luật của cuộc đời, nhưng với nhân dân và lực lượng vũ trang Việt Namon> đó là sự mất mát quá lớn.

 

Mặc dù sinh ra và lớn lên khi đất nước không còn chiến tranh và chưa một lần được gặp Ðại tướng, song thế hệ trẻ chúng tôi luôn đời đời cảm ơn, kính trọng và khắc ghi những đóng góp to lớn của Ðại tướng cho dân tộc Việt Namon> để chúng tôi được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của Người, chúng tôi, những người lính trẻ hôm nay xin nguyện mãi mãi học tập tư tưởng, đạo đức và tấm gương hết lòng vì nước, vì dân của Ðại tướng. Xin vĩnh biệt Ðại tướng của nhân dân - Huyền thoại sống mãi với Tổ quốc ta, nhân dân ta”.

 

* Tại Xí nghiệp May 10 Hưng Hà

 

Sáng ngày 11/10, Xí nghiệp May 10 Hưng Hà thuộc Tổng công ty May 10 đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Hơn 300 cán bộ, công nhân đã tập trung tại sân Xí nghiệp, đeo băng đen trước ngực, lần lượt thắp hương tưởng nhớ Ðại tướng.

 

Tại lễ tưởng niệm, lãnh đạo Xí nghiệp May 10 Hưng Hà đã tóm tắt tiểu sử và công lao cống hiến của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và những đóng góp to lớn của Ðại tướng trong thời bình. Toàn thể cán bộ, công nhân Xí nghiệp May 10 đã dành một phút tưởng niệm Ðại tướng.

 

Thực hiện: Nhóm phóng viên

 

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày