Thứ 2, 20/01/2025, 19:14[GMT+7]

Kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình Miền đất vươn ra biển

Thứ 6, 08/10/2010 | 16:44:56
4,764 lượt xem
Nhớ về một thời lầm than cơ cực, nước mất, nhà tan và nạn đói khủng khiếp năm 1945 làm chết hàng triệu người Việt Nam trong đó có rất nhiều người dân Thái Bình. Đói cơm, rách áo lại thêm ách cai trị tàn bạo của phát xít Nhật, bắt người dân nhổ lúa, trồng đay đã đẩy người dân "thấp cổ, bé họng" phải bỏ quê hương, tha phương, cầu thực.

Các thiết chế văn hóa từng bước được kiện toàn.

Rồi những năm tháng chiến tranh tàn phá, mảnh đất Thái Bình lại trở thành hậu phương lớn cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. Khi chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, mảnh đất "ven bờ cuối bãi" gần như bị quên lãng, gánh nặng hậu chiến đè nặng lên số phận nhiều gia đình.

Như một hồi chuông đánh thức tiềm năng mảnh đất "ven bờ, cuối bãi" khi UNESCO công nhận vùng đất ngập mặn ven biển Thái Bình là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới vào cuối năm 2008. Sự ghi nhận sâu sắc đó là một minh chứng Thái Bình luôn là vùng đất luôn được đánh giá cao không chỉ trong lịch sử mà cả hiện tại và tương lai.

Bờ biển Thái Bình không dài (khoảng 52 km) nhưng liên tục được bồi đắp, vươn ra biển bởi phù sa của các con sông. Và, những năm gần đây, mỗi năm diện tích rừng ngập mặn của Thái Bình được phát triển và trồng mới gần 1.000 ha. Tốc độ bồi lắng phù sa tăng nhanh, bãi bồi ngày càng được mở rộng và nâng cao nên các loài phù du, sinh vật biển sinh sôi, tạo nguồn thức ăn phong phú kéo theo các loài thủy sản như tôm, cua, cá, ngao và các loài nhuyễn thể phát triển mạnh trở thành nguồn lợi thủy sản lớn và là nguồn thu nhập quan trọng đối với cư dân vùng ven biển.

Đã có 66,8 km/158,4 km đê biển được kiên cố và cứng hóa, bảo đảm chống đỡ được với sóng to, bão giật.

Các khu vực cửa sông Hồng, sông Thái Bình và sông Trà Lý có các nguồn phù du, các loại tảo, thủy sinh phong phú làm thức ăn tự nhiên cho nuôi trồng thủy sản. Khu vực này có khoảng 20.705 ha (Tiền Hải 9.949 ha, Thái Thụy 10.756 ha), trong đó diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ là 5.453 ha. Đã được khai thác 3.629 ha để nuôi trồng thủy sản: tôm, cua, sò, hến, trồng rau câu.

 "Đẩy mạnh khai thác kinh tế biển, nhanh chóng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn...".

Các cồn cát ven biển như: Cồn Vành, Cồn Thủ, Cồn Đen và vùng đất ngập mặn rất thích hợp trồng tập trung cây sú vẹt, bần. Gần 5.000 ha rừng vừa giữ đất, chắn sóng vừa tạo môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên du lịch ven biển phong phú và quý hiếm. Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2005 - 2010 khẳng định: "Đẩy mạnh khai thác kinh tế biển, nhanh chóng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn...". Do vậy, nhiệm kỳ qua, với mục tiêu đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế biển là một trong năm trọng tâm cần tập trung tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nghị quyết đã đi vào cuộc sống và thu được nhiều kết quả khả quan. Được sự ủng hộ của Trung ương, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với UBND tỉnh xây dựng đường ra Cồn Vành, một vị trí tiền tiêu, biến nơi đây thành khu du lịch kết hợp với an ninh quốc phòng. Tỉnh nhà đã và đang tích cực triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải đến năm 2020; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển (gồm 30 xã ở hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải); quy hoạch phát triển du lịch dải ven biển Tiền Hải; quy hoạch khu du lịch Đồng Châu; quy hoạch khu du lịch sinh thái Cồn Vành, Cồn Đen...

Với 5 cửa sông lớn đổ ra biển, tạo nên vùng bãi triều rộng trên 16 nghìn héc-ta, trong đó diện tích khoanh nuôi thủy sản khoảng 10 nghìn héc-ta và hàng nghìn héc-ta đất cấy lúa, làm muối kém hiệu quả đang được nông dân chuyển sang nuôi các loài thủy sản có hiệu quả kinh tế cao.

Vươn ra biển là chuyện không mới, bởi các nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn, họ đã vươn ra biển từ giữa thế kỷ XX, trong khi đó vùng thềm lục địa của tỉnh rộng trên một vạn km với nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị lại gần các ngư trường lớn. Theo tài liệu của Bộ tài nguyên và Môi trường thì tổng trữ lượng hải sản vùng ven biển Thái Bình khoảng 26.000 tấn. Trong đó trữ lượng cá 24.000 - 25.000 tấn, tôm 600 - 1.000 tấn, mực 700 - 800 tấn. Khả năng khai thác tối đa cho phép 12.000 -13.000 tấn. Các loài khai thác chính là cá Trích, cá Đé, cá Khoai, cá Đối, cá Vược... các loài tôm: tôm Vàng, tôm Bộp, tôm He...Phần lớn vẫn là đánh bắt nhỏ, khai thác tự nhiên cung cấp nguyên liệu để chế biến các mặt hàng truyền thống như nước mắm, mắm tôm và chế biến thức ăn thủy sản. Vùng nước lợ ở khu vực cửa sông Hồng, sông Thái Bình và sông Trà Lý có nguồn phù du dồi dào, các loại tảo, thủy sinh phong phú. Ước chừng có khoảng 20.705 ha, diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ là 5.453 ha (trong đó Tiền Hải 9.949 ha, Thái Thụy 10.756 ha), đã khai thác 3.629 ha để nuôi trồng thủy sản: tôm, cua, sò, hến và trồng rau câu. Hàng ngàn héc-ta rừng sú, vẹt phía ngoài đê PAM cùng với Cồn Vành, Cồn Thủ, Cồn Đen tạo nên hệ thống phòng thủ ven biển vững chắc, kết hợp với nuôi thủy sản, trồng rừng ngập mặn và du lịch sinh thái.

Thu nhập bình quân đầu người/năm ở một số xã ven biển ngày càng cao, điển hình như ở Nam Thịnh là 20,3 triệu đồng, Nam Phú: 18,7 triệu đồng...

Rừng ngập mặn ven biển đang được trồng tích cực bằng nguồn vốn của chương trình 327, chương trình 5 triệu héc-ta rừng và nguồn vốn của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ, ngành nông nghiệp và Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tiến hành trồng mới, trồng xen 7.514,5 ha vẹt, bần, đước, phi lao ở 10 xã ven biển, đưa diện tích trồng rừng ngập mặn trong toàn tỉnh lên 7.000 ha. Rừng ngập mặn đã trở thành vành đai che chắn và bảo vệ đê biển khi có bão và triều cường, bảo vệ vùng đầm nuôi thủy sản, tạo nên sự lắng đọng và bồi tụ phù sa. Đây cũng là nơi cư ngụ của khoảng 200 loài chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới. Trong tổng số trên 7.000 ha rừng ngập mặn ở Thái Bình thì rừng đặc dụng chiếm trên 3.000 ha còn lại là rừng phòng hộ. Các xã như Nam Hưng, Nam Thịnh (Tiền Hải) vẫn còn một phần rừng nguyên sinh, mật độ cây rừng gồm hai tán, hỗn giao bên dưới là vẹt, bên trên là bần. Cùng với trồng rừng ngập mặn, hệ thống đê biển được đầu tư xây dựng, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng với tổng số vốn 286 tỉ đồng. Đã có 66,8 km/158,4 km đê biển được kiên cố và cứng hóa, bảo đảm chống đỡ được với sóng to, bão giật. Ngoài ba nghìn héc-ta đầm đã có hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải còn tích cực chuyển đổi đất cấy lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi thủy sản hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung, có quy mô lớn. Khu công nghiệp Tiền Hải, khu ngư nghiệp Tân Sơn, cụm công nghiệp Cửa Lân, các doanh nghiệp và nhiều làng nghề vùng ven biển đã và đang góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Chỉ tính riêng hai huyện ven biển đã chuyển đổi được 940 ha, giá trị chuyển đổi đạt 87 triệu - 93 triệu đồng/ha, cao gấp 4 - 6 lần cấy lúa, làm muối. Các loại hải sản có giá trị kinh tế như tôm sú, ngao, cá vược, các bớp, cá rô phi đơn tính, cua xanh, tôm he chân trắng...được ngư dân đưa vào nuôi luân canh, xen canh đạt hiệu quả. Khai thác lợi thế của biển, đã có 200 doanh nghiệp vận tải biển với 140 tàu vận tải cỡ lớn, trong đó có tàu 6.500 tấn, năng lực vận tải biển đạt 300.000 tấn phương tiện. Khối lượng hàng hóa vận tải biển đạt 1.227 ngàn tấn gấp 9,2 lần so với năm 2000. Do được đầu tư mở rộng, nâng cấp, lượng hàng vận chuyển thông qua cảng Diêm Điền đạt 39.000 tấn, gấp 3,9 lần so với năm 2000. Có 4 cơ sở sửa chữa, đóng tàu biển đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho tỉnh, giảm chi phí cho các doanh nghiệp vận tải biển trong việc sửa chữa, đóng mới. Thái Bình đã tập trung chuyển đổi chủ sở hữu toàn bộ 38/38 đôi tàu khai thác hải sản xa bờ theo Quyết định số 89/2003/QĐ-TTg ngày 8-5-2003 của Thủ tướng Chính. Đang có 8 doanh nghiệp và 200 tổ hợp tư nhân, hộ gia đình tham gia chế biến, bốn làng nghề chế biến tập trung được UBND tỉnh công nhận. 59 cơ sở làm dịch vụ giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng, trong đó có ba trại sản xuất tôm giống, cua, cá vược, ngao, cá bớp và 290 doanh nghiệp đăng ký và hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển, khai thác nuôi trồng, chế biến, du lịch với tổng số vốn đăng ký 5.186 tỷ đồng, trong đó một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 4,8 triệu USD. Hệ thống giao thông đường bộ từ trung tâm tỉnh xuống 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải được đầu tư, nâng cấp với tổng chiều dài 696,92 km, 56 cầu và một cảng biển, tổng vốn đầu tư 498,13 tỷ đồng. Đường 39B, đường Vô Hối đi Diêm Điền và đường xuống bãi biển Đồng Châu, các tuyến xe buýt từ thành phố đi Thái Thụy, Tiền Hải chất lượng phục vụ tốt, bảo đảm giao thông thuận lợi. Nhằm khai thác triệt để giao lưu thương mại, tỉnh đã cho phép cải tạo, nâng cấp 21 chợ ở các xã ven biển, tổ chức cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã của 2 huyện ven biển gặp gỡ, trao đổi để ký hợp đồng mua bán với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản trong và ngoài nước. Hằng năm, các mặt hàng thủy hải sản được xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc từ 4 - 5 nghìn tấn ngao, hai nghìn tấn sứa sơ chế và khoảng một nghìn tấn hải sản tươi sống khác với giá trị khoảng 5 - 6 triệu USD. Thu nhập bình quân đầu người/năm ở một số xã ven biển ngày càng cao, điển hình như ở Nam Thịnh là 20,3 triệu đồng, Nam Phú: 18,7 triệu đồng...Kinh tế phát triển kéo theo các hoạt động văn hóa phát triển theo, các lễ hội truyền thống vùng ven biển được duy trì, tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, phù hợp với thuần phong, mỹ tục của địa phương. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được các cấp ủy, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và được nhân dân hưởng ứng tích cực. Các thiết chế văn hóa từng bước được kiện toàn, các xã ven biển hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy đều có nhà văn hóa, điểm bưu điện văn hóa, tủ sách pháp luật. Phong trào văn hóa, văn nghệ - thể thao ngày càng phát triển, thu hút đông đảo người dân tham gia. Tình làng nghĩa xóm ngày thêm bền chặt; lòng tin của nhân dân với Đảng với chính quyền ngày càng được nâng cao, đẩy lùi các luận điểm xuyên tạc và sai trái cùng các sản phẩm văn hóa xấu độc xâm nhập.Là một tỉnh thuần nông "đất chật, người đông", kế hoạch vươn ra biển để có một Thái Bình trên mặt biển là một hướng đi có hiệu quả khả quan. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành công an, quân sự, biên phòng phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ và nhân dân, các chủ phương tiện, các cơ quan, doanh nghiệp, nâng cao nhận thức, gắn phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận phòng thủ ven biển chương trình ký kết giữa tỉnh Thái Bình với Bộ Tư lệnh Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền về biển, đảo. Các xã ven biển từ Thụy Hải (Thái Thụy) đến Nam Phú (Tiền Hải) và phần đất ngập nước tương ứng, tổng diện tích trên 20 ngàn ha được đưa vào quy hoạch định hướng lâu dài, phân kỳ theo các giai đoạn 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, triển khai một số hạng mục cơ bản về kết cấu hạ tầng và phát triển các ngành, lĩnh vực trên quy mô 15 ngàn ha và một số khu vực liền kề, đồng thời với việc đầu tư xây dựng các hạng mục luồng tàu vào cảng, hạ tầng khu chế xuất. Khai thác khu du lịch Cồn Đen, Cồn Vành, Đồng Châu đi đôi với kế hoạch nâng cấp đô thị hiện có như Thị trấn Diêm Điền, Thị trấn Tiền Hải, phấn đấu đến năm 2025, bước tiếp đến năm 2030 hoàn thành việc đầu tư phát triển khu kinh tế ven biển Thái Bình vững mạnh.

Bài, ảnh: LÊ QUANG VIỆN

  • Từ khóa