Khắc ghi lời Bác dạy, phát huy cao độ truyền thống cách mạng vẻ vang, vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng Thái Bình phát triển nhanh và bền vững
Hôm nay, trong không khí phấn khởi cùng cả nước, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tôi xin gửi tới các đồng chí đại biểu khách quý, các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, các gia đình có công với nước, gia đình liệt sĩ, anh chị em thương, bệnh binh, cùng toàn thể các đồng chí cán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh lời chào mừng nồng nhiệt nhất.
Trong giờ phút trọng thể này, chúng ta thành kính tưởng nhớ và biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người sáng lập, rèn luyện Đảng ta, lãnh tụ kính yêu của dân tộc và cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; Người đã suốt đời hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân; khi đi xa, Người đã để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng. Chúng ta tưởng nhớ biết bao thế hệ chiến sĩ cộng sản kiên trung, những nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, của nhân dân; tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Máu đào của các đồng chí, đồng bào càng tô thắm thêm lá cờ cách mạng vinh quang của Đảng và Tổ quốc ta, đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
Cách đây 85 năm, ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng, Trung Quốc, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị ba tổ chức cộng sản đã quyết định hợp nhất thành một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt
Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đoàn kết một lòng, triệu người như một, hợp thành lực lượng cách mạng to lớn, kiên cường, anh dũng đấu tranh chống ngoại xâm và bè lũ tay sai, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên những kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đập tan xiềng xích nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, đưa dân tộc ta bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã đưa con thuyền cách mạng vượt qua muôn vàn thác ghềnh tới bến vinh quang: hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Gần một phần ba thế kỷ thực hiện công cuộc đổi mới, mở đầu từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Đảng và nhân dân ta đã tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên; hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Những thành tựu vĩ đại mà Đảng và nhân dân ta giành được đã khẳng định đường lối cách mạng của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn của cách mạng Việt
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta xây dựng nên những truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp và tinh thần cách mạng triệt để. Đó là: Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo; trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân; kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng; giữ gìn đoàn kết nội bộ và đoàn kết quốc tế… Những truyền thống ấy là sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế trên một tầm cao mới của thời đại; là sức mạnh bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, là kết quả của quá trình xây đắp bền bỉ, sự hy sinh, phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ đảng viên.
Từ thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm lớn: Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế; năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Là một trong số ít đảng bộ được thành lập sớm trong cả nước, 85 năm qua, Đảng bộ Thái Bình đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh giành được những thành tích to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng cả nước, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam ta.
Ngay từ giữa những năm hai mươi của thế kỷ 20, một số thanh niên yêu nước của quê hương như Nguyễn Công Thu, Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Tường Loan, Vũ Trọng... đã lên đường sang Quảng Châu học lớp huấn luyện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giảng dạy. Đầu năm 1927, hai chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập ở Trường tư thục Minh Thành và làng Trình Phố. Sau đó, các chi bộ thanh niên phát triển ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Đầu năm 1928, Xứ bộ thanh niên Bắc Kỳ quyết định cho Thái Bình thành lập Ban Tỉnh bộ.
Ngày 17/6/1929, ở Bắc Kỳ, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập. Cuối tháng 6/1929, Ban Chấp hành Tỉnh bộ thanh niên Thái Bình tổ chức hội nghị bất thường quyết định chuyển Ban Chấp hành Tỉnh bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành Ban Tỉnh ủy của Đảng bộ. Ngay sau khi thành lập, ngày 1/8/1929, Đảng bộ Thái Bình đã tổ chức treo cờ, rải truyền đơn giới thiệu sự ra đời của Đảng và kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh. Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các tổ chức cơ sở đảng, các tổ chức quần chúng cách mạng như: Thanh niên Cộng sản Đoàn, Nông hội đỏ, Phụ nữ Tương tế và nhiều tổ chức quần chúng khác được thành lập.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhiều cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Thái Bình đã liên tiếp nổ ra; tiêu biểu là hai cuộc biểu tình của nông dân Duyên Hà - Tiên Hưng, ngày 1/5/1930 và của nông dân Tiền Hải, ngày 14/10/1930; Thái Bình được Trung ương đánh giá là tỉnh có phong trào cách mạng mạnh nhất Bắc Kỳ. Mặc dù bị địch đàn áp khốc liệt, nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên và quần chúng bị tù đày, hy sinh nhưng Đảng bộ và nhân dân Thái Bình vẫn bền gan, vững chí, Đảng bộ càng lớn mạnh, phong trào đấu tranh của quần chúng càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu.
Đầu năm 1945, Ban Tỉnh ủy Thái Bình đã kịp thời đón đúng thời cơ, lãnh đạo nhân dân trong tỉnh chủ động chuẩn bị lực lượng và cùng với cả nước tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành chính quyền thắng lợi. Sau Cách mạng, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng, phát triển sản xuất, đẩy lùi nạn đói, diệt giặc dốt và xây dựng đời sống mới. Thái Bình vinh dự được đón Bác Hồ về thăm hai lần năm 1946 và được Hồ Chủ tịch tặng sổ vàng; Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu Ba tặng danh hiệu “Tỉnh quang minh”.
Từ khi thực dân Pháp đánh chiếm Thái Bình, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh đã anh dũng, kiên cường chiến đấu với kẻ thù, giữ đất, giữ làng, giành quyền làm chủ về mọi mặt và giải phóng quê hương; đồng thời động viên hàng vạn thanh niên lên đường chiến đấu, chi viện hàng vạn tấn lương thực cho tiền tuyến. Với thành tích đó, Thái Bình vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ thêu tám chữ vàng “Quân dân một lòng tiêu diệt quân địch”.
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ Thái Bình đã lãnh đạo nhân dân tích cực thực hiện công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục, phát triển sản xuất và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1958, cả tỉnh được mùa, Thái Bình vinh dự được đón Bác Hồ về thăm lần thứ ba. Với thành tích của quân và dân, đặc biệt là thành tích quai đê lấn biển, năm 1962, Thái Bình được đón Bác Hồ về thăm lần thứ tư, thăm Nam Cường (Tiền Hải).
Trong khói lửa chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình vẫn “vững tay cày, chắc tay súng”, vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu giỏi, trở thành “quê hương 5 tấn” đầu tiên của miền Bắc; đồng thời, tổ chức tốt công tác phòng không, bảo vệ sản xuất, tính mạng, tài sản của Nhà nước, tập thể và nhân dân. Quân và dân Thái Bình đã anh dũng đánh trả 1.064 trận bằng không quân, hải quân của giặc Mỹ; bắn rơi 44 máy bay, bắn bị thương 4 tàu chiến. Đầu năm 1967, Thái Bình được đón Bác Hồ về thăm lần thứ năm. Bác rất vui lòng trước những tiến bộ của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình. Người căn dặn: “Các đồng chí và đồng bào đều cố gắng hơn nữa để Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.
Khắc sâu lời dạy của Bác, thấm nhuần chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, với tinh thần “thóc thừa cân, quân vượt mức” vì miền Nam ruột thịt, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình đã huy động cao nhất sức người, sức của cho tiền tuyến; gần 152 nghìn người con ưu tú của quê hương đã lên đường tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường; Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ người tham gia quân đội so với dân số cao nhất miền Bắc. Trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, trên 52 nghìn người con quê hương đã hy sinh; 32 nghìn thương, bệnh binh đã hiến dâng một phần xương, máu; 6 nghìn người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, hơn 2 nghìn cán bộ lão thành cách mạng; gần 50 nghìn gia đình có công với nước; gần 30 nghìn người nhiễm chất độc da cam/Điôxin và rất nhiều người con của Thái Bình, tiêu biểu như: lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên, đồng chí Tạ Quốc Luật, Bùi Quang Thận, Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ, Anh hùng phi công Phạm Tuân… đã gắn liền với sự kiện vĩ đại của Đảng và dân tộc. Đảng bộ và nhân dân Thái Bình tự hào vì đã có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Từ khi cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là trong 30 năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà tiếp tục giành được nhiều thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện. Hai mươi năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Thái Bình đã thực hiện thành công Chương trình “điện, đường, trường, trạm, thông tin, nước sạch”, làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn. Thực hiện 5 trọng tâm phát triển kinh tế được đề ra từ Đại hội lần thứ XVI, đã quy hoạch và xây dựng được các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh phát triển nghề và làng nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa và phát triển kinh tế biển, đưa nền kinh tế của tỉnh thoát khỏi tình trạng trì trệ, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, GDP bình quân tăng 7,2%/năm.
Những năm gần đây, trong điều kiện khó khăn do tác động khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, suy giảm kinh tế trong nước nhưng nền kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng khá, cơ bản thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP bình quân đạt 10%/năm. Năm 2014, GRDP gấp 2,34 lần; GRDP bình quân đầu người gấp 3,1 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; công nghiệp, xây dựng chiếm 33% (tăng 18%), dịch vụ chiếm 34% (tăng 3%), nông, lâm, thủy sản chiếm 34% (giảm 20%) so với năm 2005. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, vượt mục tiêu đề ra. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, báo chí, thể dục, thể thao có nhiều tiến bộ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Bộ mặt đô thị, nông thôn ngày một đổi mới; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. Các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Xóa đói, giảm nghèo”... được thực hiện tích cực, hiệu quả. Hệ thống chính trị được củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được phát huy. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được các cấp ủy đảng chỉ đạo, triển khai thực hiện tích cực, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng. Đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Ghi nhận những thành tích to lớn và đặc biệt xuất sắc trong các cuộc kháng chiến, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang Thái Bình đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Độc lập hạng Nhất, 6 Huân chương Quân công; 5.500 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”; 96 tập thể và 78 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động; 23 vạn người được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến; hàng trăm tập thể và cá nhân được tặng Huân chương Độc lập, Huân chương Chiến công và Huân chương Lao động.
Bốn năm qua, quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các mặt, các lĩnh vực.
1- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đã bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương thực hiện chủ đề toàn khóa, hằng năm về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác
Các cấp ủy, tổ chức đảng đã quán triệt, cụ thể hóa, xây dựng chương trình, kế hoạch và chỉ đạo, tổ chức thực hiện, với những cách làm sáng tạo, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương, đơn vị. Tập trung chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng trong Đảng, trong nhân dân; đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trở thành công việc thường xuyên, kết hợp nhuần nhuyễn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, các nhiệm vụ giải pháp khắc phục khuyết điểm, hạn chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp và những vấn đề mà dư luận, nhân dân quan tâm; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Trong quá trình thực hiện, các cấp ủy, tổ chức đảng đã chú trọng chỉ đạo và thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết việc thực hiện ở các cấp, các ngành; kịp thời phát hiện, tháo gỡ vướng mắc, chấn chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng bám sát tình hình, tăng thời lượng tuyên truyền; kịp thời phản ánh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Thông qua việc quán triệt, tuyên truyền, giáo dục và tổ chức triển khai thực hiện, các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị; xác định được việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là bổn phận, trách nhiệm và là công việc thường xuyên của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân; là thể hiện lòng kính yêu, biết ơn Bác, là ý thức hoàn thiện và phát triển tự thân của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân, là trách nhiệm của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị vì sự phát triển của đất nước, của quê hương, của mỗi tổ chức và người dân Thái Bình.
2- Thực hiện trách nhiệm nêu gương và ý thức tự giác, trách nhiệm với công việc, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có chuyển biến rõ nét, góp phần từng bước đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên
Các cấp ủy, tổ chức đảng, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đã chỉ đạo, cụ thể hóa, triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện ở cấp dưới và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; chú trọng những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, giải quyết tốt những vấn đề tồn đọng ở cơ sở, các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Trong sinh hoạt cấp ủy, cơ quan và sinh hoạt chi bộ hằng tháng, đã dành thời lượng thích hợp để kiểm điểm ý thức, trách nhiệm, tác phong làm việc của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao; việc thực hiện chuẩn mực đạo đức, lối sống, Quy định về những điều đảng viên không được làm… Thông qua sinh hoạt định kỳ và kiểm tra, giám sát, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đã nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn về trách nhiệm đối với công việc; tích cực khắc phục những hạn chế, khuyết điểm. Các đồng chí cấp ủy viên, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và cấp huyện, xã đã tham gia đầy đủ sinh hoạt định kỳ hằng tháng với chi bộ thôn; phát hiện, đề xuất hoặc giải quyết kịp thời những vướng mắc ở cơ sở.
3- Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác được gắn chặt chẽ với lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị
Các cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp quán triệt sâu sắc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác phải bằng hành động cụ thể, thiết thực, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị; giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng, bức xúc; củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
- Về kinh tế - xã hội: đã tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo, khai thác mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt là giữ vững phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; tăng cường thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Nền kinh tế liên tục phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 7,4%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2014, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 30 triệu đồng (1.400 USD) gấp 1,8 lần; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 2,6 lần; thu ngân sách đạt gần 5.300 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so năm 2010. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng, sôi nổi, hiệu quả đều khắp trong toàn tỉnh, huy động tốt nội lực và sức sáng tạo trong nhân dân; 4 năm đã huy động hơn 8.000 tỷ đồng, nhân dân các địa phương tự nguyện hiến gần 2.000ha đất để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới. Đã xây dựng, cải tạo và nâng cấp 4.714 km đường giao thông nội đồng và đường giao thông nông thôn; 296 trạm bơm, cống đập, trạm cấp nước sạch; 94 Trường Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non; 294 Nhà văn hóa xã, thôn; 171 Trạm Y tế xã; 22 bãi xử lý rác thải; 44 chợ nông thôn; 14 Trụ sở xã, 99 xã hoàn thành nâng cấp lưới điện nông thôn. Đến hết năm 2014, có 85 xã (32,2%) đạt chuẩn nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư; một số công trình, dự án trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả cao. Đến nay, một số chỉ tiêu đã hoàn thành vượt kế hoạch Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh đề ra, như: thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu, xây dựng nông thôn mới...
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt gần 100%; tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng luôn đứng tốp đầu cả nước; học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hằng năm đều tăng, năm 2014 có 1 em đạt Huy chương vàng quốc tế. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề được tổ chức lại một bước. Cơ sở vật chất trường, lớp tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp theo chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực theo chuẩn hóa.
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được thực hiện có hiệu quả; chất lượng khám, chữa bệnh ở các tuyến y tế được nâng lên, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được mở rộng; số người có thẻ bảo hiểm y tế tăng lên hằng năm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường. Xã hội hóa hoạt động y tế được đẩy mạnh. Các hoạt động khoa học, công nghệ; thông tin, truyền thông; văn hóa, thể dục, thể thao; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn. Các chính sách đối với người và gia đình có công, chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Đã hoàn thành việc hỗ trợ, nâng cấp cải thiện nhà ở cho người có công; tổ chức tốt việc phong tặng, truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,32%.
- Công tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được tăng cường. Đã chủ động nắm chắc tình hình, đấu tranh có hiệu quả các âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị; hoàn thành các cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, huyện và diễn tập chiến đấu trị an cụm xã; giao quân bảo đảm đủ số lượng và chất lượng ngày càng cao; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội được đẩy mạnh. Đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng và giải quyết kịp thời các vấn đề mới phát sinh ở cơ sở; đặc biệt là đã giải quyết dứt điểm 7/7 vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài (có việc kéo dài hơn 20 năm); chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, lạm thu trong các cơ sở giáo dục; khắc phục đáng kể tình trạng quá tải tại các bệnh viện công lập. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong tỉnh.
- Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được thực hiện đồng bộ, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị quán triệt và thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị; nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn những hạn chế, khuyết điểm, trách nhiệm của tập thể và cá nhân; tích cực triển khai thực hiện các giải pháp khắc phục khuyết điểm, hạn chế sau kiểm điểm, đạt kết quả bước đầu. Nổi bật là, nội dung, phương thức công tác tư tưởng có bước đổi mới, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong xã hội về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của tỉnh. Nhiều quan điểm chủ trương, nguyên tắc, giải pháp của Đảng về công tác cán bộ được vận dụng sáng tạo trong tuyển chọn cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy quản lý, bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan trong lựa chọn, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử; thực hiện luân chuyển, bố trí cán bộ chủ chốt cấp huyện không phải là người địa phương, thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các trường học; bồi dưỡng kiến thức xây dựng Đảng và quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức. Các nguyên tắc hoạt động của Đảng được giữ vững; kỷ cương, kỷ luật, chất lượng sinh hoạt đảng được nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát và giữ gìn kỷ luật trong Đảng, công tác nội chính... được tăng cường. Công tác vận động quần chúng có nhiều tiến bộ, đi vào thực chất, hiệu quả hơn. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều đổi mới cả về nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Sinh hoạt chi bộ được duy trì nền nếp, chất lượng có chuyển biến rõ nét. Trong sinh hoạt đảng định kỳ hằng tháng, các chi bộ đã chú trọng quán triệt các nội dung chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được đăng trên Bản tin Thông báo nội bộ, Báo Thái Bình. Cấp ủy đã chủ động lựa chọn một hoặc một số vấn đề gắn với triển khai nhiệm vụ của địa phương, đơn vị để đưa vào nội dung sinh hoạt đảng; kiểm điểm, đánh giá việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác và thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; đồng thời, lựa chọn một số vấn đề nổi cộm về tư tưởng; phản ánh, tiếp thu giải trình những ý kiến của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên. Kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên.
Chính quyền các cấp đã tích cực chỉ đạo, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới, năng động, sáng tạo, quyết liệt hơn trong quản lý, điều hành; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chủ trương của cấp ủy, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Đã sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới; sửa đổi, bổ sung Quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông của tỉnh trong hoạt động đầu tư; tổ chức thi tuyển công chức ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã, bảo đảm nghiêm túc, khách quan, công khai, đúng quy định của pháp luật. Các huyện, thành phố đã xây dựng, triển khai thực hiện Đề án một cửa, một cửa liên thông hiện đại.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; phát huy vai trò tổ chức, vận động nhân dân, đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, nổi bật là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Nhân đạo, từ thiện”, “Vì người nghèo”... góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Công tác giáo dục, tuyên truyền học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các tầng lớp nhân dân được tăng cường. Thái Bình là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai thực hiện Chương trình giảng dạy, học tập tư tưởng, tấm gương, phong cách, đạo đức của Bác trong trường học, đã có tác dụng sâu sắc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của giáo viên và học sinh. Duy trì, nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục, tin, bài giới thiệu nội dung chuyên đề, gương điển hình tiên tiến trên các ấn phẩm báo chí của tỉnh. Đã tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Bình - Thái Bình làm theo lời Bác” thu hút trên 48 vạn bài dự thi của cán bộ, đảng viên; lựa chọn được gần 600 tập thể, cá nhân tiêu biểu.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành nhu cầu tự giác của đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân; đã có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, góp phần tích cực hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị
Từ các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đã xuất hiện hàng nghìn tập thể, cá nhân điển hình với những việc làm cụ thể, thiết thực, có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; trong đó, có 26 tập thể tiêu biểu ở các loại hình tổ chức cơ sở đảng và 83 cá nhân tiêu biểu xuất sắc được tỉnh khen thưởng.
+ Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập: nhiều xã đã có các mô hình liên kết sản xuất hàng hóa tập trung của các hộ nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho hàng chục lao động, như: mô hình “Hội những người trồng màu”; mô hình đưa máy móc vào sản xuất, hình thành vùng tập trung chuyên canh cây xuất khẩu; mô hình trồng dưa lê, nuôi cá lồng, nuôi giun quế...; tổ chức dạy nghề, chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Tiêu biểu như: xã Hồng Minh, Dân Chủ (Hưng Hà); Song An, Vũ Đoài (Vũ Thư); Quỳnh Bảo, Quỳnh Trang, Quỳnh Hội (Quỳnh Phụ); Hồng Thái (Kiến Xương)… Nhiều cá nhân đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào phát triển sản xuất; tiêu biểu như: đồng chí Trần Mạnh Báo, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình; Đặng Thị Thùy Chinh, đoàn viên thanh niên xã Vũ Lăng (Tiền Hải); Lê Thị Tám, Bí thư chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Tân Tích, xã Đông Xá (Đông Hưng).
+ Trong xây dựng nông thôn mới: nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã, thôn đã có những cách làm sáng tạo: huy động và quản lý, sử dụng nguồn vốn công khai, dân chủ; cộng đồng dân cư cùng nhau tự quản, tự làm đường giao thông, kênh mương theo quy chuẩn, hướng dẫn và chỉ đạo của chính quyền cấp xã; lập “Quỹ nông thôn mới”; mỗi chi bộ, đoàn thể đăng ký 1 chỉ tiêu thi đua; Đảng ủy ra nghị quyết vận động đảng ủy viên, cán bộ, công chức trong xã đóng góp từ 2 - 5 ngày lương, các đoàn thể vận động đoàn viên, hội viên đóng góp mức tối thiểu 5 triệu đồng/1 đoàn thể; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nguồn nội lực với nhiều cách làm phong phú, phù hợp đặc điểm của từng xã, thôn và từng khu dân cư. Ở nhiều xã, nhân dân đã góp hàng vạn ngày công, hàng chục tỷ đồng, tự nguyện hiến hàng chục ha đất nông nghiệp, hàng nghìn mét vuông đất thổ cư, tự phá dỡ hàng nghìn mét tường cổng, dậu, hàng trăm mét vuông công trình phụ và nhà ở để mở rộng đường trục thôn, đường trong khu dân cư và xây dựng kênh mương, đường giao thông nội đồng. Tiêu biểu như: xã Bình Định (Kiến Xương); xã Đông Phương (Đông Hưng); xã Đông Lâm (Tiền Hải); xã Vũ Đoài (Vũ Thư); xã Thái Xuyên (Thái Thụy); phường Hoàng Diệu (Thành phố)… Nhiều cá nhân trong các thôn đã tự giác, tích cực vận động nhân dân hiến đất, ủng hộ tiền vốn làm đường giao thông. Tiêu biểu như: ông Phạm Văn Quang, hội viên Hội cựu chiến binh xã Đồng Phú (Đông Hưng); ông Vũ Ngọc Chúc, thôn Thống Nhất, xã Quang Minh (Kiến Xương); bà Bùi Thị Chén, thôn Nam Sơn, xã Đông Thọ (Thành phố); bà Trần Thị Ân, thôn Thái Sa, xã Vũ Vân (Vũ Thư)...
Phong trào chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới đang lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài địa phương tham gia, ủng hộ. Tùy theo tình hình, đặc điểm của từng địa phương, khu dân cư mà nhân dân có những cách làm sáng tạo. Trong thôn, trong xã thì không vượt quá sức dân; ngoài xã thì không phân biệt người giàu hay nghèo, người góp nhiều hay góp ít; tất cả toàn dân đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là, nhiều cá nhân tuy còn có khó khăn trong cuộc sống, nhưng đã sẵn lòng dành dụm góp hàng chục triệu đồng, hiến hàng trăm mét vuông đất ở để mở đường hoặc xây dựng công trình phúc lợi. Nhiều cụ đã ngoài 80 tuổi vẫn tích cực vận động con cháu ủng hộ hàng trăm triệu đồng. Hàng nghìn hộ làm ăn khá giả và con em công tác xa quê; nhiều chức sắc tôn giáo đã ủng hộ hàng chục, hàng trăm triệu đồng trong phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới.
Trong nhiều cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong tỉnh đã có những việc làm thiết thực, quyên góp từ 2 - 5 ngày thậm chí 10 ngày lương ủng hộ giúp đỡ một xã, một thôn xây dựng nông thôn mới. Tiêu biểu như: cơ quan Huyện ủy Đông Hưng, Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng bộ Quân sự Thành phố, Đảng bộ Quân sự huyện Vũ Thư. Các đồng chí Tỉnh ủy viên và 38 sở, ban, ngành cấp tỉnh, đều tự nguyện giúp một xã còn khó khăn xây dựng nông thôn mới.
+ Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: đã có nhiều mô hình thu gom rác thải ở các xã, phường, thị trấn; Trường Đại học Y Dược Thái Bình phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đã hỗ trợ, triển khai mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ở 10 xã; mô hình thu lượm vỏ chai, bao bì thuốc sâu, bắt ốc bươu vàng, góp phần tích cực bảo vệ môi trường ở các địa phương. Tiêu biểu như: cô giáo Lê Thị Hoài, Trường Trung học cơ sở xã Thụy Tân (Thái Thụy)…
+ Trong công tác cải cách hành chính: nhiều cơ quan, đơn vị đã giáo dục cho cán bộ, đảng viên, công chức nhận thức đúng, đầy đủ trách nhiệm trong giải quyết công việc hằng ngày; phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức phù hợp với năng lực, sở trường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Trong sinh hoạt chi bộ, cơ quan hằng tháng, đã kiểm điểm việc thực hiện các nội dung cải cách hành chính; tham mưu đề xuất sửa đổi hoặc bãi bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, ban hành quy chế một cửa. Phân cấp cho cấp dưới giải quyết một số thủ tục hành chính; xây dựng quy chế, chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của cán bộ thường xuyên quan hệ, tiếp xúc với nhân dân; rút ngắn 30 - 40% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, đi lại cho nhân dân. Tiêu biểu như: các đơn vị chức năng trực thuộc Công an tỉnh, Chi bộ Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường; đồng chí Bùi Xuân Tuấn, Bí thư Chi bộ Phòng kê khai kế toán thuế, Cục Thuế Thái Bình; Nguyễn Thị Viết, Bí thư Đảng ủy xã Tân Lễ (Hưng Hà)…
+ Trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: nhiều cơ quan, đơn vị đã xây dựng, thực hiện nghiêm túc quy chế công khai chi tiêu tài chính, mua sắm tài sản công, khoán kinh phí hoạt động cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc; đã tiết kiệm đáng kể văn phòng phẩm, điện nước, xăng xe… Nhiều gia đình, khu dân cư đạt danh hiệu "văn hóa", "tiên tiến" liên tục nhiều năm. Nhiều địa phương, đơn vị xây dựng quy định không sử dụng thuốc lá trong việc cưới, việc tang, không ăn uống linh đình trong ngày mừng thọ; quy định “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng nếp sống văn hóa". Tiêu biểu như: xã Hồng Lý (Vũ Thư); xã Thụy Văn (Thái Thụy); thôn Phúc Hạ, xã Vũ Phúc (Thành phố); thôn Dương Thôn, xã Cộng Hòa (Hưng Hà); thôn Quân Cao, xã Vân Trường (Tiền Hải); thôn Bình Minh, xã Đông Phương (Đông Hưng); Chi bộ khoa giáo viên Trường Quân sự tỉnh...
+ Trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội: nhiều đơn vị, cá nhân đã phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "tương thân tương ái", hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng chính sách, người nghèo, già cả, cô đơn, khuyết tật; cho vay không lấy lãi giúp nhau sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, giảm nghèo, vươn lên khá. Nhiều địa phương, đơn vị đã có các mô hình: “Lợn đất tình thương” gây quỹ “Thắp sáng ước mơ”; xây dựng “Gia đình không có trẻ em bỏ học”, Quỹ hỗ trợ các cháu học sinh, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; Quỹ “bữa ăn dinh dưỡng vì bệnh nhân nghèo”, "hiến máu nhân đạo". Nhiều lương y mỗi năm khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều cá nhân có sáng kiến và tự nguyện đóng góp hàng chục triệu đồng xây dựng “Quỹ sức mạnh nhân đạo” để làm việc thiện; tích cực vận động nhân dân tu sửa đình làng, giữ gìn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống của quê hương; tham gia làm tốt công tác xóa mù chữ và chống tái mù cho người dân làng chài. Nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật... đã vượt lên hoàn cảnh, số phận, luôn luôn là học sinh giỏi, học sinh ngoan, đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học, đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia. Tiêu biểu như: Hội Doanh nhân nữ Thái Bình, Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải; Trường Trung học cơ sở Nam Phú, Nam Hưng (Tiền Hải), Vũ Tiến, Vũ Vân (Vũ Thư). Chị Phạm Thị Tam, đảng viên (xã Đông Cường - Đông Hưng); Bác sĩ Phạm Nhất Định (Thị trấn Vũ Thư); Lương y Hà Văn Hoành (xã Thái Thuần - Thái Thụy), lương y Đào Viết Thoàn (xã An Quý - Quỳnh Phụ); Ông Đặng Xuân Tỵ, 45 năm tuổi Đảng (phường Bồ Xuyên - Thành phố); ông Phạm Ngọc Uynh (xã Đông Lâm - Tiền Hải); Thượng úy Vũ Đình Văn (Đồn Biên phòng Cửa Lân); chị Nguyễn Thị Lan, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hưng Hà; Mai Thị Bích Nguyện, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở An Vũ (Quỳnh Phụ); em Trần Minh Tuấn, học sinh Trường Trung học phổ thông Tây Thụy Anh (Thái Thụy), em Phạm Đức Chinh, học sinh khuyết tật (xã Đông Vinh - Đông Hưng); em Trần Hồng Quân, Dương Hoàn Yến, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Bình.
+ Trong công tác quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội: nhiều đơn vị có mô hình hay, cách làm hiệu quả, như: phong trào "2 xây, 3 chống", "Kỷ luật, đoàn kết, tự giác, trách nhiệm, hiệu quả", "Trách nhiệm tốt, rèn luyện tốt", "đoàn kết tốt, đời sống tốt" trong các đơn vị Công an; cuộc vận động "Truyền thống, kỷ cương, trách nhiệm" và kế hoạch "3 tốt, 3 chuyển" trong các đơn vị bộ đội biên phòng; phong trào hội viên cựu chiến binh tham gia đội tự quản bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông; phong trào hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, tuyển quân của cơ quan quân sự cấp huyện. Tiêu biểu như: Đảng bộ Phòng PC45, Đảng bộ Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Chi bộ Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ II thuộc Công an tỉnh; Đảng bộ Công an huyện Đông Hưng; Đ
Tin cùng chuyên mục
- Trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ IX - năm 2024 21.01.2025 | 01:34 AM
- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.10.2024 | 16:17 PM
- Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống 29.08.2024 | 20:06 PM
- Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 26.07.2024 | 18:24 PM
- Kỳ họp thứ 7: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết 28.06.2024 | 16:09 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
- Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII 16.05.2024 | 19:58 PM
- Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5 01.05.2024 | 13:48 PM
- Xã luậnViết tiếp trang sử vàng của Đảng 03.02.2024 | 07:38 AM
- Triển khai quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh 22.01.2024 | 12:00 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, chúc tết Trường Đại học Y Dược Thái Bình
- Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra việc triển khai các nhiệm vụ chính trị dịp tết Nguyên đán tại phường Trần Hưng Đạo
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác bảo đảm an ninh trật tự và sẵn sàng chiến đấu ở một số cơ quan, đơn vị
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Tặng quà Làng trẻ em SOS Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy trao quà tết tại xã An Thanh
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
- Tháo gỡ khó khăn, không để các dự án trọng điểm của tỉnh chậm tiến độ
- UBND tỉnh tiếp nhận 1 tỷ đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hỗ trợ tặng quà tết cho hộ có hoàn cảnh khó khăn
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa