Nơi người dân không khuất phục khó khăn, áp bức
Xã viên HTX nông nghiệp Quang Sơn thu hoạch lúa. Ảnh: Nhà báo ISICAOA BUNDO (Nhật Bản).
Lịch sử ghi lại, ngay từ buổi đầu Công nguyên, trên đất Thái Bình, phong trào nổi dậy chống chế độ cai trị nhà Hán đã bùng lên khá sớm và rộng khắp. Nhiều anh hùng, hào kiệt đã nhất loạt dựng cờ khởi nghĩa, lập căn cứ, tập hợp dân binh hưởng ứng lời hịch hiệu triệu cứu nước thiêng liêng của Hai Bà Trưng. Không khí hừng hực chống ngoại xâm ở miền đất tưởng chừng còn rất nhỏ hẹp, hẻo lánh vào thời gian cách nay gần 2000 năm đã được ghi nhận rất rõ qua nhiều dấu tích và những huyền thoại vẫn còn lưu truyền trong dân gian. Tiêu biểu cho những anh hùng thời ấy là Bát nạn tướng quân Vũ Thị Thục ở Tiên La (Đoan Hùng, Hưng Hà); Tướng quân Lê Đô (An Khê, Quỳnh Phụ); bà Nguyễn Thị Cẩm Hoa (Quỳnh Lưu, Quỳnh Phụ)… Trong cuộc chiến đấu chống quân Hán, Thái Bình - mảnh đất hẻo lánh nhưng đã tự giới thiệu sự hiện diện của mình trong lịch sử một cách đáng tự hào nhất qua những trang anh hùng, nữ kiệt, đại diện tiêu biểu cho truyền thống dựng và giữ nước buổi đầu Công nguyên.
Thế kỷ thứ VI, Thái Bình là một trong những căn cứ đầu tiên nhen nhóm cuộc khởi nghĩa của Lý Bí lật đổ ách đô hộ nhà Lương, dựng nước Vạn Xuân. Qua các dấu tích, thần tích, truyền thuyết, dọc con sông Trà Lý ngày nay là hệ thống đồn lũy của nghĩa quân Lý Bí. Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí, hào kiệt Thái Bình đã tự nguyện chiêu mộ người cùng nổi dậy đánh giặc góp phần vào thắng lợi rực rỡ của cuộc khởi nghĩa và công cuộc bảo vệ nhà nước Vạn Xuân. Thế kỷ X, đất nước xảy ra cảnh loạn lạc do sự phân tranh cát cứ của 12 sứ quân. Một sứ quân hùng mạnh do hào trưởng địa phương là Trần Lãm nắm giữ đóng ở đất Bố Hải Khẩu (vùng quanh thành phố Thái Bình ngày nay) đã được Đinh Bộ Lĩnh tìm đến nương tựa. Kế tục binh quyền sau khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh kéo quân về Hoa Lư chiêu mộ thêm hào kiệt, binh lính và lần lượt lãnh đạo dẹp loạn sứ quân khác, lập nên nhà Đinh với tên nước Đại Cồ Việt. Thái Bình một lần nữa đã thể hiện vai trò lớn trong việc góp phần đắc lực cho sự thống nhất toàn vẹn của đất nước, củng cố nền độc lập, ngăn chặn họa binh đao.
Thế kỷ XIII, trải qua một giai đoạn phát triển khá toàn diện bởi chính sách khuyến nông của nhà Lý và với mối quan hệ gắn bó, Thái Bình không chỉ là đất dấy nghiệp nhà Trần mà còn được chọn là địa bàn chiến lược quan trọng trong kế sách chống giặc Nguyên - Mông hết sức táo bạo, tài tình của triều Trần. Ngay sau khi thay thế nhà Lý (1226), nhà Trần đã cho tuyển dụng đinh tráng từ các làng xã thuộc lộ phủ Long Hưng, Kiến Xương vào các đội quân túc vệ tin cẩn làm nanh vuốt bảo vệ kinh đô. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, nhiều vương hầu, hoàng tộc đã mộ đinh tráng Long Hưng, Kiến Xương vào điền trang, thái ấp, lập ra các đội quân “vương hầu gia đồng”. Trong các cuộc chiến chống Nguyên - Mông, những đội quân này đã được sử dụng tích cực, ngăn chặn quyết liệt bước chân xâm lược của kẻ thù. Hiện vẫn còn khảo sát được nhiều dấu tích về các đồn trại phòng thủ thời Trần trên những gò đống, rẻo đất cao từ cửa ải Hải Thị (ngã ba Luộc) cho đến cửa Tam Giang (cửa sông Thái Bình). Với sự tận lực tham gia đóng góp của dân, với những tính toán khôn khéo của nhà Trần, Thái Bình đã trở thành hậu cứ vững chắc, một phòng tuyến lợi hại trong thế trận nhân dân ở thế kỷ XIII.
Đầu thế kỷ XV, đất nước ta lại rơi vào ách đô hộ của nhà Minh trong vòng 20 năm (1407 - 1427). Lập tức hàng loạt các cuộc nổi dậy giết giặc lại nổ ra liên tục trên đất Thái Bình. Vùng ven biển, nhất là quanh các cửa sông Hóa, sông Trà, huyện Đa Dực và phủ Kiến Xương là những địa bàn có nhiều hoạt động nổi dậy mạnh mẽ hơn cả. Ở Kiến Xương, hàng nghìn nông dân đã nổi dậy dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh nghĩa quân Lê Điệt, Nguyễn Thuật… Những hy sinh đóng góp của người Thái Bình cùng cả nước đã lập nên thắng lợi trọn vẹn đánh đuổi hoàn toàn giặc Minh ra khỏi bờ cõi, khôi phục nền độc lập vào năm 1427.
Bước vào thế kỷ XVIII, thế kỷ của “nông dân khởi nghĩa”, Thái Bình là một địa bàn hết sức sục sôi bởi hàng loạt các cuộc nổi dậy chống triều đình phong kiến Lê - Trịnh mục rỗng, thối nát. Mở đầu cho ngòi nổ của sự phản kháng này là cuộc khởi nghĩa do Bùi Đá, Hoàng Sỏi - hai nông dân nghèo vùng Quỳnh Côi phát động. Tiếp đến là cuộc khởi nghĩa nông dân do thủ lĩnh Hoàng Công Chất (Nguyên Xá, Vũ Thư) đứng đầu. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 25 năm (từ 1739 đến 1764) phát triển rộng khắp vùng duyên hải Bắc Bộ. Thế kỷ XIX, ngọn lửa chống triều đình phong kiến phản động một lần nữa bùng lên dữ dội. Lớn nhất trong các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Bắc Hà khi đó là cuộc nổi dậy của nông dân Thái Bình do Phan Bá Vành, người làng Minh Giám (Vũ Bình, Kiến Xương) làm thủ lĩnh. Hàng vạn nông dân đã tham gia cuộc nổi dậy. Hoạt động của nghĩa quân lan rộng khắp các vùng
Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt
(Tổng hợp từ “Địa chí Thái Bình” và “Lịch sử Đảng bộ Thái Bình”)
“Từ cuộc khởi nghĩa chống đô hộ của quân Hán đến khởi đầu sự nghiệp xây dựng đất nước Vạn Xuân; kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, góp sức chống quân Minh xâm lược giành độc lập dân tộc… cho đến các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược…, mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước đều ghi dấu những mốc son chói lọi về tinh thần đấu tranh anh dũng, quả cảm, lòng yêu nước nồng nàn của các thế hệ người Thái Bình không chịu khuất phục trước áp bức, bóc lột, bất công. Đó chính là một trong những phẩm chất tiêu biểu, đáng quý của người Thái Bình được lưu truyền qua các thế hệ”. (Đồng chí Vũ Đức Thơm, Giám đốc Bảo tàng tỉnh)
Tin cùng chuyên mục
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 12.04.2025 | 18:49 PM
- Công bố nghị quyết, quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công tác cán bộ 19.02.2025 | 19:15 PM
- Trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ IX - năm 2024 21.01.2025 | 01:34 AM
- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.10.2024 | 16:17 PM
- Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống 29.08.2024 | 20:06 PM
- Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 26.07.2024 | 18:24 PM
- Kỳ họp thứ 7: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết 28.06.2024 | 16:09 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
- Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII 16.05.2024 | 19:58 PM
- Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5 01.05.2024 | 13:48 PM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát