Chủ nhật, 24/11/2024, 00:14[GMT+7]

Để nhà báo - hội viên ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng

Thứ 3, 26/04/2011 | 14:52:44
2,212 lượt xem
Được Bác Hồ và Đảng ta chăm lo gây dựng, dìu dắt và rèn luyện, các thế hệ nhà báo Việt Nam đã tham gia tích cực và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội; thực sự là những chiến sĩ cách mạng, những người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hoá của Đảng.

Ban chấp hành Hội Nhà báo tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành họp bàn thống nhất kế hoạch tổ chức Hội báo Xuân năm 2011. Ảnh: Quốc Đại

Ngày 18/3/2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 37-CT/TW về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Namon>. Ban Bí thư yêu cầu Hội Nhà báo tiếp tục thực hiện 6 nhiệm vụ quan trọng để làm tốt "trách nhiệm lớn lao và vẻ vang của báo chí". Theo đó, "Hội Nhà báo các cấp cần thường xuyên tổ chức cho các nhà báo - hội viên nghiên cứu, quán triệt sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực, chủ động bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, kỹ năng làm báo cho các hội viên, xây dựng đội ngũ những người làm báo Việt Nam ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng".

 

Trong Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam họp vào ngày 7 và 8/9/1962 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người khai sinh và bậc thầy của báo chí cách mạng Việt Nam đã khẳng định: "Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạnh".

 

Hơn 85 năm qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tờ báo Thanh niên, giới báo chí nước ta luôn luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đã chứng kiến và trải qua những chặng đường lịch sử vô cùng oanh liệt và vẻ vang của dân tộc. Được Bác Hồ và Đảng ta chăm lo gây dựng, dìu dắt và rèn luyện, các thế hệ nhà báo Việt Nam đã tham gia tích cực và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội; thực sự là những chiến sĩ cách mạng, những người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hoá của Đảng.

 

Nhiều nhà báo đã không quản nguy đến những nơi đầu sóng, ngọn gió để phản ảnh cuộc chiến đấu anh dũng và sáng tạo của chiến sĩ, đồng bào. Hàng trăm nhà báo đã ngã xuống nơi chiến trường hay trong ngục tù của thực dân, đế quốc, hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp vẻ vang của dân tộc.

 

Bước vào thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Đội ngũ những người làm báo đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, cổ vũ nhân dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh trung thực, sinh động ý chí, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những vấn đề bức xúc, nóng bỏng của cuộc sống, góp phần tổng kết thực tiễn, hoạch định chính sách, tham gia quá trình giám sát và phản biện xã hội, quản lý đất nước. Qua đó, đã phát hiện, biểu dương, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ kỷ cương pháp luật; giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường dân tộc; truyền bá văn hoá, nâng cao dân trí, nhận thức chính trị và trách nhiệm xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

 

Dự báo tình hình thế giới và trong nước những năm sắp tới, Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ: “Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường”…. “ở trong nước, những thành tựu, kinh nghiệm của 25 năm đổi mới (1986 -2011) đã tạo ra cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước…. Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào”. Trong bối cảnh này, báo chí hơn lúc nào hết càng phải làm tốt hơn nhiệm vụ “phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”.

 

 

Với chức năng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các đoàn thế chính trị - xã hội, đồng thời là diễn đàn của nhân dân, báo chí cần nỗ lực phấn đấu để góp phần nâng cao dân trí, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, cổ vũ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đồng thời tích cực bồi dưỡng, từng bước hình thành bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Và những người làm báo cũng hơn lúc nào hết phảI thể hiện rõ hơn vai trò, vị trí của người chiến sĩ cách mạng, người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng.

 

Trong Đại hội III Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng", "Cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hoá; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu  vào quần chúng lao động"… Việc trau dồi, rèn luyện cả về bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ và phẩm chất  đạo đức là đòi hỏi tất nhiên của nhà báo – người chiến sĩ cách mạng để đáp ứng yêu cầu của những nhiệm vụ công tác quan quan trọng, nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Hơn thế nữa, người làm báo còn là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, nắm trong tay phương tiện báo chí cực kỳ quan trọng đối với đời sống xã hội hiện đại. Nếu không tự nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc tự trau dồi, rèn luyện, tu dưỡng trên tất cả mọi phương diện thì chính những người làm báo tự đánh mất vai trò, vị trí, sứ mệnh cao cả của mình.

 

Cuộc vận động lớn “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang thực sự lan tỏa rộng khắp, từng bước làm cho toàn Đảng, toàn dân thấm nhuần nhận thức và làm theo tấm gương đạo đức trong sáng của Người. Những nhà báo – hội viên Hội Nhà báo Việt Namon> càng cần phải gương mẫu, tiên phong trong học tập và làm theo tấm gương mẫu mực trong sáng tuyệt vời của nhà báo cách mạng số một của nước ta – Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. “Sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”…. Những câu nói nổi tiếng ấy của Bác về đạo đức cách mạng đã, đang và mãi mãi là kim chỉ nam, là mục tiêu phấn đấu suốt đời của những người làm báo – những chiến sĩ cách mạng – những người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; để luôn “ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng”.

 

Quang Minh

 

 

  • Từ khóa