Thứ 2, 25/11/2024, 20:24[GMT+7]

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Thứ 6, 25/10/2019 | 17:31:56
1,996 lượt xem
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 25/10, trước khi thảo luận toàn thể tại Hội trường, Quốc hội nghe giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc.

Đại biểu Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo tại phiên họp.

Audio: 2510_thoia_tin_quoc_hoi_ngay_25_mixdown.mp3

Tại phiên thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội nhất trí tán thành về phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự thảo Luật đó là chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương và dùng một luật để sửa hai luật, tập trung vào vấn đề tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa trung ương và địa phương và rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan hành chính nhà nước; nhất trí việc giao Chính phủ quy định khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện vừa bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thông suốt của trung ương, vừa tạo sự chủ động, sáng tạo cho địa phương trong việc bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy; về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, quy định như dự thảo Luật là phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và sẽ tạo độ linh hoạt, mềm dẻo trong việc tổ chức chính quyền địa phương ở các loại đơn vị hành chính, tránh tình trạng tổ chức đồng nhất như nhau giữa các địa phương. Quy định như dự thảo Luật vừa nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ của Nghị quyết số 18-NQ/TW, vừa tạo cơ sở pháp lý để Quốc hội tiến hành thí điểm mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp ở những nơi có đủ điều kiện; ngoài ra các vị đại biểu Quốc hội còn tập trung thảo luận vào một số vấn đề như: quy định số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của người đứng đầu tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; phân quyền, phân cấp, ủy quyền; số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Phó Trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã loại II;  bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương và thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước. Các vị đại biểu đã tập trung thảo luận vào một số nội dung như: về cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán; về bổ sung nhiệm vụ giám định tư pháp; về bổ sung thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và xử lý vi phạm hành chính; về bổ sung quy định để thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; về bổ sung quyền truy cập dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ sở dữ liệu quốc gia; về kiểm soát chất lượng kiểm toán; về quyền khiếu nại, khởi kiện trong hoạt động kiểm toán;…

Vũ Sơn Tùng

Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh

  • Từ khóa