Chủ nhật, 28/07/2024, 09:19[GMT+7]

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan

Thứ 5, 17/10/2013 | 09:29:32
161 lượt xem
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP, ngày 15/10/2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan.Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013.

Ảnh minh họa.

Theo Nghị định, thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế trong lĩnh vực Hải quan được nêu cụ thể như sau: Đối với vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn thì thời hiệu xử phạt là 05 năm; Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn hoặc số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, Nghị định có nêu rõ 11 Điều, cụ thể:

 

1. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế.

2. Vi phạm quy định về khai hải quan

3. Vi phạm quy định về khai thuế

4. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Namon> bằng tiền mặt, vàng.

5. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế.

6. Vi phạm quy định về giám sát hải quan.

7. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan.

8. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

9. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

10. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế.

11. Xử phạt đối với Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân liên quan.

 

Theo đó, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng đối với hành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không ảnh hưởng đến chính sách mặt hàng. Mức phạt sẽ lên tới 60 triệu đồng, nếu đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan; giả mạo niêm phong hải quan; sử dụng tài khoản truy cập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác.

 

Ngoài ra, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định trong hồ sơ hải quan mà không có lý do xác đáng; tự ý phá niêm phong hải quan; tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan… Và mức phạt cao nhất là 60 triệu đồng nếu hàng hóa thuộc diện cấm xuất, nhập khẩu.

 

Nghị định cũng nêu rõ, đối với Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân liên quan, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng nếu không thực hiện các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực hải quan. Hoặc thông đồng, bao che người nộp thuế, trốn thuế, gian lận thuế.

 

Theo Nghị định, thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan gồm có: Công chức Hải quan đang thi hành công vụ; Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan; Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu; Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan…

Nguồn dangcongsan.vn

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày