Chủ nhật, 28/04/2024, 13:17[GMT+7]

Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng

Thứ 7, 23/05/2020 | 17:13:12
3,217 lượt xem
Sáng ngày 23/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội tiếp tục họp trực tuyến kỳ họp thứ 9 nghe các tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Cư trú (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác.

Đại biểu Phạm Văn Tuân phát biểu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Các vị đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Cư trú, ủng hộ các chính sách lớn của dự án Luật nhất là việc bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cở sở dữ liệu về cư trú góp phần bảo đảm quản lý công dân chặt chẽ, thực chất, khắc phục nhiều bất cập trong quản lý dân cư ở nước ta hiện nay.

Các đại biểu cũng cơ bản tán thành với việc ban hành Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng để giúp thành phố Đà Nẵng phát triển. Theo đó, chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng sẽ thí điểm theo hướng xây dựng mô hình tổ chức một cấp chính quyền địa phương (cấp thành phố) và hai cấp hành chính (quận, phường). Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng việc tổ chức một cấp chính quyền sẽ phần nào làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền lợi, quyền làm chủ của người dân và cơ chế giám sát của HĐND với UBND quận, phường cùng các cơ quan tư pháp. Các đại biểu kiến nghị để phù hợp với các nội dung trong dự thảo Nghị quyết, Đà Nẵng cần nghiên cứu giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường giám sát việc thực hiện.

Buổi chiều, dưới sự điều hành phiên họp của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Phạm Văn Tuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng: Trường hợp không có Ban quản lý dự án hoặc Ban quản lý dự án không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư giao cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định điều kiện của cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện về kinh nghiệm và năng lực quản lý dự án làm chủ đầu tư trước khi quyết định chủ trương đầu tư. Chủ đầu tư khi khởi công xây dựng công trình phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật. Thống nhất cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng. Đồng chí đề nghị Ban soạn thảo cùng các cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát các nội dung trong dự thảo luật bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các luật liên quan, nhất là những nội dung đang trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc, đồng thời sửa đổi, bổ sung 1 số luật liên quan theo hướng cắt bỏ các quy định không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Thu Hiền

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày