Giá trị của nước
Hiện nay, thế giới còn 2,2 tỷ người đang sống trong tình trạng không được tiếp cận với nước an toàn, khan hiếm nước. Cùng với việc tiếp cận về điều kiện vệ sinh, tiếp cận nguồn nước an toàn là nền tảng cho sức khỏe cộng đồng - điều này rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững, vì một thế giới ổn định và thịnh vượng. Chủ đề của ngày nước thế giới năm 2021 đề cao về giá trị của nước, nâng cao vị thế giá trị mà nước mang lại cho cuộc sống, sức khỏe và môi sinh. Ngoài các vấn đề về giá cả, chủ đề này còn bao gồm các giá trị về môi trường, xã hội và văn hóa mà con người đặt ra đối với nước. Với mục đích để mọi người đánh giá đúng về tầm quan trọng và giá trị của nước cho dù đó là về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa hay theo những cách khác. Nước rất quan trọng đối với an sinh xã hội và nền kinh tế. Thực tế, ngoài tầm quan trọng “nước chiếm 70% cơ thể con người” và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng như thanh lọc cơ thể, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, nước còn phục vụ cho các hoạt động sản xuất, chế tạo và nghiên cứu... Con người cần nước ở nhà, ở nơi làm việc, học tập, nơi công cộng để duy trì sự sống và phục vụ cho sinh kế. Nước cũng có ý nghĩa văn hóa và tinh thần to lớn.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tài nguyên nước mặt, nước ngầm khá phong phú nhưng nguồn nước mặt bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh. Tài nguyên nước đang bị suy giảm cả về chất và lượng. Việc áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như quản lý chưa thực sự có hiệu quả, trong khi chưa khai thác được các nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo thay thế. Tại nhiều nơi, tình trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán đang ở mức báo động. Chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại môi trường sống và đẩy con người đến gần các rủi ro nguy hiểm. Các mô hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phát triển kinh tế chưa bền vững... Trước tình hình đó, vấn đề an ninh nguồn nước đang ngày càng trở nên cấp bách, gay gắt, mang tính chiến lược và toàn cầu. Vì vậy, việc sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài nguyên nước và năng lượng ở nước ta được đặt ra như một cảnh báo cho mục tiêu phát triển bền vững.
Đối với Thái Bình, những năm gần đây hệ thống cơ sở hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư tập trung đã và đang phát triển nhanh với quy hoạch hiện đại. Tuy nhiên, nhận thức về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước và năng lượng chưa cao. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang đe dọa trực tiếp đến nguồn nước, đặc biệt là nước sạch. Thái Bình là tỉnh có nguồn nước tương đối lớn, với 3 mặt giáp sông, một mặt giáp biển, trữ lượng nguồn tài nguyên nước mặt của Thái Bình khá dồi dào. Để bảo vệ nguồn nước, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố thường xuyên phát động các phong trào trồng cây xanh chắn cát, chống xói lở bờ biển, ngăn ngừa xâm nhập mặn; vệ sinh môi trường, sử dụng tiết kiệm điện, nước tại hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp, trường học và nơi công cộng; sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm tái chế, giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa; tổ chức hội thảo, tọa đàm về tài nguyên nước; tuyên truyền lối sống xanh, tiết kiệm tài nguyên nước; phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí tăng thời lượng phát sóng về nước và cuộc sống, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch là quá trình lâu dài và nhiều khó khăn. Song, nếu có sự chung tay của nhà nước và cả cộng đồng thì chắc chắn môi trường của chúng ta sẽ được cải thiện. Mỗi người cần nhận thức và có hành động tiết kiệm nước, dù nhỏ nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này, góp phần bảo vệ sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất.
Thông điệp của ngày nước thế giới 2021
|
Minh Nguyệt
Tin cùng chuyên mục
- Để chính sách năng lượng thúc đẩy phát triển giao thông xanh 18.02.2025 | 13:31 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Kiến Xương: Nỗi lo ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi 14.12.2024 | 18:54 PM
- Đến ngày 31/12/2024, 100% các cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn 06.12.2024 | 19:26 PM
- Phân loại rác thải tại nguồn: Khó trước mắt - lợi lâu dàiKỳ II: Còn nhiều lúng túng, bất cập 22.11.2024 | 08:43 AM
- Đông Hưng: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường 18.10.2024 | 20:24 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Cần sớm xử lý vi phạm bến bãi khu vực cầu NghìnKỳ 1: Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa 05.09.2024 | 08:52 AM
- Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường 23.08.2024 | 08:13 AM
- Thành phố: Xử lý ô nhiễm từ các bãi rác tự phát sau phản ánh của Báo Thái Bình 15.08.2024 | 14:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới