Thứ 7, 24/05/2025, 03:55[GMT+7]

Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Thứ 3, 11/09/2012 | 10:51:19
2,267 lượt xem
Ngày 06/9/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2012/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa

Theo Nghị định này các hành vi vi phạm hành chính trong quản lý sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước như sau:
Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về trang cấp tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước

1. Xử phạt tổ chức có hành vi thực hiện mua sắm tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 8 Nghị định này.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không thoả thuận với cơ quan có thẩm quyền trước khi ký kết Điều ước quốc tế cụ thể về ODA về nội dung đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, trang bị xe ô tô khác với quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Xử phạt tổ chức có hành vi không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 8 Nghị định này.

4. Xử phạt tổ chức có hành vi mua sắm, trang bị tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 8 Nghị định này.

5. Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về thuê tài sản để phục vụ công tác quản lý của các dự án sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước
1. Xử phạt tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

2. Xử phạt tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước không đúng mục đích thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

3. Xử phạt tổ chức có hành vi cho mượn tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước không đúng quy định thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

4. Xử phạt tổ chức có hành vi biếu, tặng cho, trao đổi tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước không đúng quy định thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

5. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc của Ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

6. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi chiếm đoạt trái phép tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

7. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

8. Xử phạt tổ chức có hành vi không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật và dự toán được giao thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về xử lý tài sản của các dự án khi dự án kết thúc hoặc không còn nhu cầu sử dụng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện kiểm kê, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo thời hạn quy định;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với các tài sản do các chuyên gia ODA, nhà thầu tư vấn, giám sát chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản tài sản gây hư hỏng, thất thoát tài sản;
b) Tháo dỡ, thay đổi kết cấu, phụ tùng, linh kiện của tài sản.

3. Xử phạt tổ chức có hành vi xử lý tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 18 Nghị định này.

4. Xử phạt tổ chức có hành vi kê khai không đúng danh mục, hiện trạng tài sản đề nghị xử lý thực hiện theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 18 Nghị định này.

5. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tổ chức xử lý tài sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước như sau:
Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về xác lập quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, bảo quản, chuyển giao tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cấp có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu tài sản của Nhà nước theo quy định;
b) Vi phạm quy định về thời hạn chuyển giao, hồ sơ chuyển giao tài sản cho các cơ quan chức năng để xử lý.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản tài sản gây hư hỏng, thất thoát tài sản;
b) Tháo dỡ, thay đổi kết cấu, phụ tùng, linh kiện của tài sản.

3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm quy định tại Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
c) Bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra thất thoát, hư hỏng tài sản.

Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm quy định về thời hạn lập phương án xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tổ chức vi phạm còn bị buộc phải thực hiện lập phương án xử lý tài sản để báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

2. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2012.

  • Từ khóa