Tự Tân: Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Ông Phạm Hữu Tầng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tự Tân cho biết: Hiện nay, nông dân trong xã duy trì diện tích cấy lúa 489ha, trồng 61ha cây màu, chăn nuôi 42.000 con gia súc, gia cầm. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, Hội Nông dân xã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cử nông dân tham gia các buổi tham quan mô hình kinh tế hiệu quả tại các xã khác trong tỉnh, hỗ trợ nông dân đầu tư thực hiện các mô hình... Từ năm 2018 - 2022, Hội Nông dân xã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức 2 lớp dạy nghề chăn nuôi gia cầm, 55 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 1.790 lượt cán bộ, hội viên tham gia; tín chấp với các tổ chức tín dụng cho hơn 409 lượt hộ vay vốn với tổng dư nợ trên 30 tỷ đồng… đầu tư cho sản xuất. Có vốn, có kiến thức, nhiều hội viên nông dân đã tận dụng các lợi thế và đất đai, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Chúng tôi đến thăm vườn cây công trình của gia đình anh Phạm Văn Thiêm, thôn Phù Sa là một điển hình nông dân làm kinh tế giỏi của xã. Anh Thiêm chia sẻ: Nhờ có sự vận động, hỗ trợ của Hội Nông dân xã, tôi đã chuyển đổi 1,2 mẫu đất trồng lúa kém hiệu quả để trồng các loại cây công trình. Trong vườn của gia đình có các loại cây giá trị từ vài trăm nghìn đồng đến vài tỷ đồng. Tôi tìm các loại cây phù hợp với nhu cầu của khách hàng về trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc để cây sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời tích cực tiếp thị quảng bá giới thiệu để mở rộng thị trường tiêu thụ. Mô hình sản xuất của gia đình hàng năm ổn định cho thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng.
Cũng nhận được sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã, ông Phạm Văn Tuấn, thôn Phù Sa mạnh dạn đầu tư 100 triệu đồng cải tạo 1 mẫu đất để trồng cây cảnh. Ông Tuấn cho biết: Trước đây, thu nhập của gia đình tôi chủ yếu trông chờ vào việc trồng lúa nhưng do ruộng trũng và thường xuyên bị ngập nên hiệu quả kinh tế thấp. Nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp nên đã thay đổi được cuộc sống của cả gia đình. Mỗi năm, vườn cây của tôi có thể xuất bán hàng nghìn cây cảnh các loại, thu nhập khoảng 400 triệu đồng, gấp nhiều lần so với cấy lúa.
Những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả không chỉ nâng cao thu nhập cho hội viên mà còn tạo động lực thu hút đông đảo hội viên nông dân Tự Tân tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Đỉnh, thôn Phú Lễ trồng quất chum, cây cảnh; ông Lâm Đình Hiến trồng cây cảnh, nuôi lợn...
5 năm qua, toàn Hội có trên 1.000 lượt hội viên đăng ký thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Qua bình xét, toàn xã có trên 900 lượt hội viên đăng ký đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi. Từ phong trào đã có nhiều tập thể, cá nhân được nhận giấy khen của Hội Nông dân huyện.
Ông Phạm Tiến Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã Tự Tân cho biết: Hội Nông dân xã đóng vai trò nòng cốt tích cực vận động, hỗ trợ hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng nhiều cách làm hiệu quả, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người của xã Tự Tân đạt 57 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn 2,2%; trên 95% gia đình hội viên nông dân đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
Thời gian tới, Hội Nông dân xã Tự Tân tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; hỗ trợ giống, vốn và mở các lớp tập huấn kỹ thuật tạo điều kiện cho nông dân mở rộng sản xuất. Từ đó, giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
Vườn cây cảnh của ông Phạm Văn Tuấn, thôn Phù Sa, xã Tự Tân cho thu nhập 400 triệu đồng/năm.
Nguyễn Triệu
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng
- Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai
- Lễ dâng y Kathina do Quốc vương Thái Lan cúng dường tại Thái Bình
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo sản xuất vụ đông tại Kiến Xương, Vũ Thư
- Quốc hội thảo luận về dự án luật và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, học tập lý luận chính trị
- Chỉ thị số 37-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- UBND tỉnh: Nghe và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật, nghị quyết
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy