Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
Buổi sáng
Từ 8 giờ đến 8 giờ 50 phút: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Từ 8 giờ 50 phút đến 9 giờ: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ hai, trong đó nêu rõ: Tại phiên chất vấn đã có 35 đại biểu tham gia chất vấn gồm 28 đại biểu nêu câu hỏi chất vấn và 7 đại biểu tham gia tranh luận.
Nhìn chung, phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn và mang tính xây dựng cao; câu hỏi của các vị đại biểu Quốc hội đã bám sát nội dung nhóm vấn đề chất vấn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã chuẩn bị tốt nội dung, sâu sát với thực tiễn, tập trung trả lời vào các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, giải trình khá đầy đủ, đồng thời đề xuất được phương hướng và một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong lĩnh vực phụ trách.
Qua Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo của Ủy ban Dân tộc và diễn biến của phiên chất vấn cho thấy, thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều chuyển biến trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước.
Bên cạnh đó, qua chất vấn và trả lời chất vấn cho thấy, các chính sách dân tộc vẫn còn phân tán, dàn trải, hiệu quả chưa cao; kết quả triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia nói chung, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi còn hạn chế.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các giải pháp đã đề ra nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, quyết liệt triển khai các giải pháp để thực hiện hiệu quả số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội; nghiên cứu sửa đổi Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, định hướng quan trọng về chính sách dân tộc cho giai đoạn 2021-2030; khẩn trương hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền những quy định và hướng dẫn còn chưa phù hợp, chưa rõ ràng, chưa đầy đủ; tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ tăng tốc, tạo đột phá và chuyển biến căn bản trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Thứ hai, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn và có khó khăn đặc biệt; chú trọng phát huy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên của người dân; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tư, doanh nghiệp, quy hoạch, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, huy động nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thứ ba, sớm hoàn thành việc rà soát, tổng hợp, sửa đổi, bổ sung danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3, khu vực 2, khu vực 1 giai đoạn 2021-2025; trước mắt, khẩn trương chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu tại kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 2 tháng 8/2021 về phân định miền núi, vùng cao, bảo đảm chất lượng và tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào phiên họp tháng 9/2023.
Thứ tư, tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất; hoàn thành việc nhập hộ khẩu, hộ tịch cho các hộ dân di cư tự do theo quy định.
Thứ năm, hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp, hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; tháo gỡ kịp thời các vướng mắc về cơ chế, chính sách đầu tư trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng, điều chỉnh nâng mức hỗ trợ phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ đồng bào, tạo việc làm, tăng thu nhập từ rừng; bố trí đủ nguồn lực để tổ chức bảo vệ rừng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng.
Từ 8 giờ 55 phút đến 11 giờ 30 phút: Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt về nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Tại phiên chất vấn, các đại biểu đã tập trung chất vấn vào những nội dung sau: (1) Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; giải pháp đẩy mạnh ứng dụng và triển khai những thành tựu, sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến vào cuộc sống. (2) Việc ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. (3) Việc bố trí, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước chi cho nghiên cứu khoa học thời gian qua, việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. (4) Hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học ra thị trường của các đơn vị nghiên cứu, viện, trường, đơn vị sự nghiệp công lập. (5) Cơ chế, chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. (6) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
Buổi chiều
Từ 14 giờ đến 14 giờ 50 phút: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Từ 14 giờ 50 phút đến 15 giờ: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ ba, trong đó nêu rõ: Tại phiên chất vấn đã có 32 đại biểu tham gia chất vấn, gồm 20 đại biểu đặt câu hỏi và 12 đại biểu tham gia tranh luận; các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi cụ thể, ngắn gọn, trọng tâm; một số đại biểu tích cực tranh luận, làm rõ hơn vấn đề chất vấn; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cơ bản nắm vững thực trạng, lĩnh vực quản lý, trả lời đầy đủ, khá thẳng thắn các câu hỏi của đại biểu Quốc hội, đề xuất định hướng và phương án cụ thể trong thời gian tới.
Qua Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ và diễn biến của phiên chất vấn cho thấy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm, nỗ lực, trách nhiệm, ngành khoa học, công nghệ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; hành lang pháp lý về phát triển khoa học, công nghệ ngày càng được hoàn thiện; thị trường khoa học công nghệ được chú trọng phát triển, đẩy nhanh chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong việc phát triển và phát huy vai trò then chốt của khoa học công nghệ; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia đang trong giai đoạn hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả; việc phát triển các loại hình khu công nghệ cao chưa đạt như kỳ vọng…
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, các Bộ trưởng có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các giải pháp đề ra nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế, trong đó tập trung vào một số vấn đề chính sau đây:
Thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo đến năm 2030; triển khai đồng bộ các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030; rà soát, sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ các rào cản về pháp luật, chính sách kinh tế, tài chính, đầu tư, thủ tục hành chính theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là đột phá chiến lược, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đổi mới tư duy và trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chức khoa học, công nghệ công lập; chú trọng việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp, công nhận đăng ký lưu hành sản phẩm mới, công nghệ mới, công bố công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra tại Việt Nam; tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học, công nghệ bảo đảm 2% chi ngân sách nhà nước trở lên; hoàn thiện cơ chế đối tác công tư, hành lang pháp lý cho các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư cộng đồng và các nền tảng công nghệ số; tiếp tục hoàn thiện quy định về các khu công nghệ cao; sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về Quỹ Khoa học công nghệ quốc gia.
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ khoa học công nghệ, nhất là dịch vụ tư vấn, môi giới, đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, các dịch vụ sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
Thúc đẩy hoạt động truyền thông về vai trò khoa học công nghệ, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin công nghệ trong nước và quốc tế.
Từ 15 giờ đến 17 giờ: Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng về nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải; tập trung vào những nội dung sau:
(1) Giải pháp hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạn chế tai nạn giao thông trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn. (2) Trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm định; giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa. (3) Quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện; công tác đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi và quản lý giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.
Thứ năm, ngày 8/6/2023: Sáng, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam);
Chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024; thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống 29.08.2024 | 20:06 PM
- Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 26.07.2024 | 18:24 PM
- Kỳ họp thứ 7: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết 28.06.2024 | 16:09 PM
- Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội 20.05.2024 | 16:33 PM
- Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII 16.05.2024 | 19:58 PM
- Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5 01.05.2024 | 13:48 PM
- Xã luậnViết tiếp trang sử vàng của Đảng 03.02.2024 | 07:38 AM
- Triển khai quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh 22.01.2024 | 12:00 PM
- Đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng liệt sĩ 01.12.2023 | 18:32 PM
- Thường trực Tỉnh ủy làm việc với đoàn công tác của Tạp chí Cộng sản 08.11.2023 | 20:13 PM
Xem tin theo ngày
- Chỉ thị số 33- CT/TU ngày 14/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- Gặp mặt đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X
- Chống lãng phí
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024
- Vũ Thư kỷ niệm 55 năm thành lập huyện (1969 – 2024)
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả
- Hưng Hà: Khởi công, động thổ 2 dự án trọng điểm của huyện
- Thái Bình cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Nga đến đầu tư tại tỉnh
- Khám bệnh, tư vấn sức khỏe miễn phí cho gia đình chính sách, người có công và người nghèo