Chống nóng cho vật nuôi
Với kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi bò, ông Nguyễn Sông Thương, xã An Bình (Kiến Xương) đã chủ động các biện pháp chống nắng nóng cho đàn bò gần 40 con của gia đình ngay từ đầu mùa hè. Ông Thương cho biết, đặc tính sinh lý của bò là chịu nắng nóng kém, do vậy khi thời tiết nắng nóng bò sẽ phát sinh nhiều bệnh, hiệu quả chăn nuôi thấp. Vì vậy, tôi đã chủ động tăng lượng thức ăn xanh, chất đạm và bổ sung vitamin C, khoáng chất trong khẩu phần ăn; cho ăn vào lúc sáng sớm và chiều mát; cung cấp thêm nước uống, tắm 1 - 2 lần/ngày để giảm nhiệt cho cơ thể vật nuôi. Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như vệ sinh tiêu độc chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi; tiêm đầy đủ các loại vắc-xin cho đàn bò để tăng cường khả năng miễn dịch; phun thuốc sát trùng để diệt ve, mòng, ruồi,... là những tác nhân truyền và gây bệnh. Đồng thời, theo dõi, phát hiện sớm vật nuôi bị bệnh để cách ly, điều trị xử lý kịp thời, tránh lây lan ra diện rộng.
Huyện Kiến Xương hiện có trên 1 triệu con vật nuôi, trong đó: đàn lợn gần 28.000 con; đàn trâu, bò gần 3.800 con; đàn gia cầm trên 1 triệu con; đàn chó, mèo gần 23.000 con. Để bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn tới các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp bảo đảm cho chuồng trại thoáng mát, vệ sinh; mật độ nuôi phải phù hợp với đặc điểm, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của từng loài vật nuôi; cung cấp đủ lượng thức ăn, nước sạch, mát cho gia súc, gia cầm trong thời tiết nắng nóng; tiêm phòng bổ sung các loại vắc-xin như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên trâu, bò, cúm gia cầm...
Bà Phạm Thị Ngoan chú trọng vệ sinh chuồng trại sạch sẽ phòng, tránh dịch bệnh cho đàn lợn.
Chăn nuôi quy mô nông hộ, gia đình bà Phạm Thị Ngoan, thôn Chiến Thắng, xã Bách Thuận (Vũ Thư) cũng đang chú trọng chăm sóc đàn lợn thịt quy mô 15 con/lứa. Bà Ngoan cho biết: Bên cạnh che chắn, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, gia đình tôi chú trọng mật độ nuôi nhốt mà ngành chuyên môn khuyến cáo (lợn thịt 2m2/con). Cùng với đó, tôi lắp đặt thêm quạt để làm mát chuồng nuôi, không làm ẩm ướt nền chuồng và bảo đảm thường xuyên có đủ nước cho đàn lợn cũng như tăng cường chất dinh dưỡng qua đường thức ăn.
Với các trang trại chăn nuôi gà thịt, gà đẻ trứng cũng được chăm sóc đặc biệt. Ngoài lắp đặt máy theo dõi nhiệt độ, các chủ trang trại đầu tư máy phát điện để vận hành trong trường hợp cắt điện do sự cố hoặc nguy cơ thiếu điện; chế độ ăn cũng tăng cường điện giải, đường glucose, vitamin C...
Theo ngành nông nghiệp, thời tiết nắng nóng kéo dài, độ ẩm thấp gây tình trạng mất nước, kiệt sức, sốc nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, đặc biệt là gia cầm, gia súc mang thai và chăn nuôi mật độ cao.
Ông Đỗ Quý Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Để chủ động bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, các địa phương cần hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi. Theo đó, chuồng trại bảo đảm cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, thích hợp với từng đối tượng nuôi; chuẩn bị đầy đủ phên, lưới, trồng cây dây leo... để chủ động che chắn, chống nắng nóng hoặc phun nước tưới mái làm mát. Đối với trang trại chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn cần chủ động kiểm tra, thực hiện nghiêm việc trực kỹ thuật, đề phòng mất điện, nên lắp đặt hệ thống cảnh báo tự động để kịp thời phát hiện, giải quyết sự cố kỹ thuật xảy ra. Hàng ngày thu gom phân và rác thải, thực hiện ủ phân sinh học; thường xuyên vệ sinh máng ăn, uống không để thức ăn dư thừa gây ôi thiu. Tăng cường thức ăn giàu đạm, giảm tinh bột, chất béo trong khẩu phần; chia khẩu phần ăn cho nhiều bữa, cho ăn vào lúc sáng sớm, chiều mát, tăng cường thức ăn xanh. Cung cấp đủ nước sạch có bổ sung chất điện giải và các loại vitamin. Mật độ chăn nuôi bảo đảm sự thông thoáng và cân bằng dưỡng khí trong chuồng nuôi.
Ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đầy đủ vắc-xin cho gia súc, gia cầm đến tuổi tiêm phòng theo quy định. Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng của đàn vật nuôi; kịp thời phát hiện gia súc, gia cầm ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý hiệu quả, nhất là các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp và các bệnh truyền nhiễm.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025