Làm giàu từ nuôi cá rô đầu vuông
Tiếng lành đồn xa, nghe kể nhiều về ông Khoản nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, ông Trần Trọng Hạnh ở huyện Quỳnh Phụ đã lặn lội tìm đến thôn Khả Tân để thăm mô hình của ông Khoản. Niềm cảm phục và niềm vui xen lẫn, sau khi mục sở thị ao nuôi và được ông Khoản tận tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông, ông Hạnh chia sẻ: Sau chuyến thực tế này tôi sẽ về chuẩn bị ao nuôi để nuôi cá rô như ông Khoản. Tôi đã có số điện thoại, khi cần hỏi các vấn đề về kỹ thuật nuôi tôi sẽ gọi.
Ông Trần Văn Hải, xã Duyên Hải cho biết: Ông Khoản là người năng động, nặng lòng với sản xuất nông nghiệp. Ông là một trong những người tiên phong của địa phương mạnh dạn đưa con cá rô đầu vuông vào chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều người đến học hỏi kỹ thuật chăn nuôi.
Xuất thân từ gia đình thuần nông nên sau những giờ làm việc tại Quỹ Tín dụng nhân dân, ông Khoản lại dành thời gian làm kinh tế gia đình. Ông làm chủ 2 trang trại chăn nuôi lợn với quy mô gần 2.500 con mỗi năm. Bắt kịp xu thế và thị hiếu thị trường, năm 2021, ông đầu tư thời gian tìm hiểu về cá rô đầu vuông. Ban đầu, do không có kinh nghiệm nên cá chết hàng loạt. Với những người không có ý chí kiên định thì sẽ nản nhưng với ông Khoản mỗi lần vấp ngã lại là một bài học để ông tích lũy kinh nghiệm. Ông vẫn kiên trì học hỏi và đến nay đã thành công trong việc nuôi cá rô đầu vuông. Với hơn 5 sào ao nuôi cá rô đầu vuông, mỗi năm ông nuôi 1 lứa thu lãi gần 800 triệu đồng.
Nói thêm về cá rô đầu vuông, ông Khoản cho biết: Đây là loại cá dễ nuôi, nhanh lớn và có thể nuôi được với mật độ dày, thời gian nuôi ngắn, trung bình chỉ từ 4 - 5 tháng là có thể bán được và cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại cá truyền thống. Thịt cá rô đầu vuông thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng. Đến kỳ xuất bán thương lái thu mua tận ao.
Đam mê với chăn nuôi, giờ đây ông Khoản đã tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với thu nhập hơn 5 triệu đồng/người/tháng. Ông chia sẻ: Làm chăn nuôi, người nông dân thường xuyên phải đối diện với nhiều rủi ro nên cần có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, tích lũy kinh nghiệm, chủ động phòng, chống dịch bệnh, nắm bắt được thị trường thì sẽ tìm được hướng đi phù hợp và thành công.
Trúc Lành
(Đài TTTH Hưng Hà)
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng