Thổi hồn cho cây cảnh
Mới 28 tuổi nhưng anh Trụ đã có thâm niên 16 năm trong nghề trồng, chăm sóc, tạo dáng cho cây cảnh. Vừa nhâm nhi chén trà xanh, anh Trụ vừa kể về mối duyên với cây của mình: Sinh ra và lớn lên trên đất cây cảnh, ngay từ rất nhỏ, tôi đã rất thích cây cảnh. Khi còn học tiểu học, tôi đã tách từng chiếc rễ của cây sanh mọc ven bờ ao về trồng để tạo cho mình những “tác phẩm” riêng. Không biết từ bao giờ, tình yêu ấy đã ăn sâu vào máu thịt, hễ gặp người cùng đam mê thì có thể cùng luận bàn thâu đêm suốt sáng. Nhiều khi ăn, ngủ cũng nghĩ đến cây, cũng mơ thấy cây... Chơi cây cảnh cũng là một cách để lưu giữ lại thời gian, dưỡng thần giúp tâm bình khí hòa, hướng con người tới những điều chân - thiện - mỹ. Theo anh Trụ, mỗi cây cảnh ở đây là mỗi cuộc đời, mỗi câu chuyện riêng đầy thú vị. Đó có thể là những gốc sanh, sung, linh sam... uốn mình len lỏi dưới những tảng đá, cheo leo trên vách núi từ các vùng quê khác nhau, hay mọc hoang dại cạnh bờ ao, ven đường; có thể là những cây được anh mua từ các nhà vườn... rồi như một cơ duyên được anh mang về chăm tỉa khi mới chỉ là cây phôi bé xíu, để từ đó theo anh lớn lên. Trong hơn hàng trăm cây cảnh, rất nhiều cây đều nhiều hơn tuổi chủ nhân của nó.
Anh Trụ tâm sự: Khi lớn lên, có điều kiện đi đây đi đó, thấy cảnh đẹp núi non tôi lại bị hấp dẫn và theo đuổi nghề làm cây cảnh, bon sai như là một cách để ghi lại hình ảnh non sông trong tác phẩm thiên nhiên của mình. Ban đầu không phải cây nào lấy về cũng có dáng, đôi khi chỉ là gốc cây trần trụi, thô ráp. Sau đó, tôi chăm sóc cho cây phát triển bình thường, khi cây có cành, ra lá thì mới bắt đầu hình thành ý tưởng, tạo dáng cho cây. Để có được một cây tạo dáng hoàn chỉnh phải mất vài năm chăm sóc, cắt tỉa, có cây mất cả chục năm. Trồng, chăm sóc và tạo dáng cho cây cảnh giờ đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của mình.
Theo anh Trụ, quan niệm “nhất dáng, nhì da” cũng được áp dụng trong kỹ thuật chăm sóc cây cảnh. Chính vì thế, kỹ thuật chăm sóc quan trọng nhất là phải biết hoạch định trong tương lai, cây sẽ có dáng thế như thế nào để từ đó có kỹ thuật chăm sóc, uốn nắn cho phù hợp và phải hội được 4 yếu tố “chuẩn mực”: cổ - kỳ - mỹ - văn. Để có được cây quý đã tốn nhiều công sức nhưng để cây sống và tạo được dáng theo ý muốn lại vô cùng kỳ công. Bởi để tạo thế, dáng cho cây đòi hỏi người chơi phải có sự tinh tế và những kiến thức nhất định. Từ những thế, dáng cơ bản và quan sát các yếu tố về rễ, thân, cành, lá... người chơi phải tư duy để biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Trong quá trình uốn sửa, tạo dáng cho cây không những đòi hỏi người chơi có bàn tay khéo léo, có tư duy nghệ thuật mà còn phải có kỹ thuật cắt tỉa, uốn cành... Những sanh, lộc vừng, tùng la hán... còn thô mộc, qua bàn tay anh đều trở thành tác phẩm có giá trị kinh tế cao, có cây hàng trăm triệu đến tỷ đồng. Nhờ tay nghề giỏi, anh còn được các chủ vườn, chủ cây thuê để chăm tỉa, tạo dáng cho cây của họ với thu nhập bình quân 500.000 đồng/ngày công, những cây độc còn có giá tiền triệu/ngày công chăm sóc.
Anh Trụ chia sẻ: Tôi cũng phải học hỏi rất nhiều các tiền bối, các nhà vườn và tham dự rất nhiều cuộc triển lãm để học hỏi thêm kinh nghiệm. Rồi chắt lọc những gì tinh túy nhất nhưng cũng mang hơi thở cuộc sống vào cây cảnh. Tôi cũng kết hợp với các nhà vườn, các nghệ nhân, anh em trong nghề chia sẻ cho nhau kinh nghiệm để tạo ra nhiều tác phẩm quý, đẹp, mang lại giá trị kinh tế cao hơn để giữ gìn, phát huy hơn nữa truyền thống làng nghề cây cảnh.
Anh Trần Tiến Tùng, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Tân Lập cho biết: Không đơn thuần là đam mê, thú chơi cây mà với sự tìm tòi, sáng tạo không ngừng nghỉ, anh Trụ và nhiều thanh niên ở Tân Lập đã và đang giữ lửa nghề truyền thống. Với những người “thổi hồn” cho cây này, họ làm vì yêu, vì đam mê. Họ luôn mong muốn những đam mê, cống hiến ấy sẽ làm cho cuộc sống này muôn sắc hơn mà còn có thể làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Xuân Phương
Tin cùng chuyên mục
- Táo quân 2025 sẽ đến trong đêm Giao thừa năm nay! 26.12.2024 | 10:56 AM
- Đêm Gala “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”: Đoàn kết là sức mạnh 21.12.2024 | 09:16 AM
- Vũ Thư tổ chức đêm hội hoa đăng tưởng niệm 1.008 năm ngày Thánh đản (1016 - 2024) 17.10.2024 | 10:47 AM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 16.09.2024 | 21:16 PM
- Thiếu Văn Sơn - Chân dung một người cầm bút 03.06.2024 | 17:14 PM
- Ghé thăm ngôi đình hơn 130 tuổi nơi Bác Hồ trò chuyện cùng người dân Thái Bình 19.05.2024 | 17:35 PM
- Liên hoan Bé làm quen với làn điệu chèo truyền thống quê hương 19.04.2024 | 15:43 PM
- 37 thí sinh, nhóm thí sinh dự thi vòng bán kết cuộc thi tài năng nghệ thuật trẻ tỉnh Thái Bình 07.04.2024 | 17:52 PM
- Hưng Hà: Dâng hương tưởng niệm 790 năm ngày Đức Thái Tổ Trần Thừa băng hà 27.02.2024 | 16:14 PM
Xem tin theo ngày
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
Phạm Tùng San - 4 năm trước