Khuê Văn Các: Đẹp, nền nã, thi vị - xứng đáng là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội
Trong quá trình chuẩn bị kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng Thủ đô Hà Nội dành cho công dân Việt Nam trong và ngoài nước. Sau 3 đợt phát động từ năm 1997 - 1999, Hội đồng nghệ thuật xét chọn mẫu biểu trưng Thủ đô Hà Nội gồm nhiều nghệ sỹ, nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa uy tín của Trung ương và Hà Nội đã xem xét hàng trăm tác phẩm, trước khi đi tới kiến nghị chọn mẫu thể hiện Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong vòng tròn bằng đường nét cách điệu, giản dị, khỏe là biểu trưng chính thức của Thủ đô.
Là thành viên của Hội đồng nghệ thuật khi đó, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long - Hà Nội, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ, nguyên Giám đốc Sở VH - TT Hà Nội Nguyễn Viết Chức cho biết: “Khi chọn mẫu này, Hội đồng nghệ thuật đã xét đến cả các yếu tố như Khuê Văn Các là một trong những hạng mục quan trọng tạo nên quần thể di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội - trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi giáo dục, vinh danh tinh thần hiếu học, trọng hiền tài của nhiều thế hệ người Việt Nam, được đông đảo người dân trong nước cũng như quốc tế biết đến. Công trình ấy vừa có giá trị văn hóa vật thể, vừa mang giá trị phi vật thể sâu sắc. Khuê Văn Các chỉ có riêng ở Hà Nội, mang dấu ấn văn hóa Hà Nội rõ nét, xứng đáng là biểu tượng của Thủ đô”.
Được xây dựng dưới triều Nguyễn (1805), Gác Khuê Văn xưa kia là nơi dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Khuê Văn Các không chỉ nói đến sự trong sáng của nhà Nho hay tượng trưng cho sao Khuê - sao chủ văn học, mà còn mang ý nghĩa phát sinh, phát triển của vũ trụ, sự tạo lập thế giới nhân sinh. Theo họa sỹ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, thành viên Hội đồng nghệ thuật cuộc thi chọn mẫu biểu trưng Hà Nội: biểu trưng của Hà Nội, ngoài tính điển hình, khái quát thì còn mang giá trị nghệ thuật, giá trị biểu tượng, nếu so sánh với các di tích khác thì rõ ràng Khuê Văn Các hợp lý hơn cả. Tờ trình về việc công nhận biểu trưng chính thức của Thủ đô Hà Nội gửi HĐND thành phố nêu rõ: mẫu biểu trưng đã nêu được truyền thống văn hóa dân tộc qua hình tượng Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám - trung tâm văn hóa, nơi đào tạo nhân tài của đất nước ta trong lịch sử. Thể hiện hình tượng ngôi sao khuê là thể hiện sự vươn tới văn hóa, vươn tới tri thức loài người.
Mẫu biểu trưng thể hiện Khuê Văn Các với phong cách nghệ thuật hiện đại, chắc chắn, vững vàng; hình tròn bao quanh và hình vuông ở giữa thể hiện truyền thuyết dân gian Việt Nam “trời tròn, đất vuông”. Hình tròn bên ngoài còn thể hiện ý thức bảo tồn di sản và truyền thống văn hóa của Hà Nội và của dân tộc. Hình vuông ở chân đế thể hiện cánh cửa đến với tri thức, đến với tương lai đang rộng mở... Có thể nói, mẫu biểu trưng đã cơ bản thể hiện được tính chất và đặc điểm của Thành phố Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, kết hợp hài hòa tính thẩm mỹ, bản sắc dân tộc và tính hiện đại, trang trọng.
Cuối năm 1999, sau khi được HĐND TP Hà Nội ra Nghị quyết về việc công nhận biểu trưng của Thủ đô Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã có văn bản báo cáo Ban Tư tưởng - Văn hóa T.Ư (nay là Ban Tuyên giáo T.Ư) và Bộ VH - TT (nay là Bộ VH, TT và DL) về việc công bố và đưa vào sử dụng biểu trưng nói trên. Kể từ khi được công nhận, biểu trưng Thủ đô Hà Nội đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong công tác tổ chức các lễ hội kỷ niệm, trong hoạt động của các cơ quan Hà Nội, ban hành văn bản, công bố sản phẩm… Đặc biệt là từ sau Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, biểu trưng Khuê Văn Các đã thực sự trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Khuê Văn Các đẹp, nền nã và thi vị xứng đáng là biểu tượng đẹp nhất của Hà Nội – Thủ đô Nước CHXHCN Việt Nam.
Theo daibieunhandan
Tin cùng chuyên mục
- Vũ Thư tổ chức đêm hội hoa đăng tưởng niệm 1.008 năm ngày Thánh đản (1016 - 2024) 17.10.2024 | 10:47 AM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 16.09.2024 | 21:16 PM
- Thiếu Văn Sơn - Chân dung một người cầm bút 03.06.2024 | 17:14 PM
- Ghé thăm ngôi đình hơn 130 tuổi nơi Bác Hồ trò chuyện cùng người dân Thái Bình 19.05.2024 | 17:35 PM
- Liên hoan Bé làm quen với làn điệu chèo truyền thống quê hương 19.04.2024 | 15:43 PM
- 37 thí sinh, nhóm thí sinh dự thi vòng bán kết cuộc thi tài năng nghệ thuật trẻ tỉnh Thái Bình 07.04.2024 | 17:52 PM
- Khánh thành ngôi chính điện chùa Vĩnh Gia 17.03.2024 | 20:09 PM
- Hưng Hà: Dâng hương tưởng niệm 790 năm ngày Đức Thái Tổ Trần Thừa băng hà 27.02.2024 | 16:14 PM
- Đại lễ giỗ tổ họ Trần Việt Nam 23.02.2024 | 15:53 PM
Xem tin theo ngày
- Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU và quán triệt, triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác GPMB trên địa bàn tỉnh
- Quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2025
- Phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm và nỗ lực, quyết tâm cao, đạt được kết quả với những giá trị cụ thể và chất lượng, hiệu quả cao nhất
- Kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công tốt đẹp
- Kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII: Thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm
- Thống nhất nội dung thảo luận tổ và phát biểu, chất vấn tại hội trường
- Phiên thảo luận tổ thứ 2, kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân, phát huy dân chủ, trí tuệ phát biểu tại hội trường và thảo luận tại tổ góp phần vào thành công của kỳ họp
- Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026