Mía ướp hoa bưởi - tìm lại hương xưa
Hương bưởi làm nên một món ăn nức tiếng trong cuộc sống của người Hà thành xưa
Tìm lại hương xưa
Chẳng biết tự bao giờ hương bưởi trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ. Trong bài Hương Thầm nữ thi sỹ Phan Thị Thanh Nhàn đã dùng hương bưởi để thể hiện tình yêu vừa đằm thắm kín đáo, vừa mãnh liệt dữ dội của cô gái đối với chàng trai “ngày mai ra trận”: “… Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao /không giấu được cứ bay đi dịu nhẹ/cô gái như chùm hoa lặng lẽ/nhờ hương thơm nói hộ tình yêu…”
Còn với thi sỹ Tô Hùng thì “… Chân anh đi khắp rừng khắp núi / mỗi nẻo đường mỗi xóm làng xa / hẳn đâu cũng thơm mùi hoa bưởi/ hương vị non sông hương vị quê nhà” (Mùa Hoa Bưởi) thì mùi thơm của hoa bưởi như hương vị của quê hương, của non sông, của người con gái chung thủy… làm yên lòng người lính, giúp họ vượt qua núi cao, rừng thẳm để chiến đấu với kẻ thù. Mùi hoa bưởi không chỉ dừng lại trong những vần thơ đó, hương bưởi còn làm nên một món ăn nức tiếng trong cuộc sống của người Hà thành xưa… mà trong truyện ngắn “Đôi mắt” nhà văn Nam Cao đã từng nhắc đến…
Hương xưa còn vương trong nỗi nhớ…
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài / Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An…”Xưa kia, Hà Nội không đông đúc, chen chúc như bây giờ, xóm làng bình yên, hương bưởi cứ phảng phất trong những căn nhà như quấn quýt, vương vấn không rời. Người Hà Nội xưa không những sâu sắc mà còn rất tinh tế vì thế nên “mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi” cũng là lúc đôi bàn tay khéo léo của các mẹ, các chị tìm cách níu giữ hương bưởi nồng nàn trong từng khúc mía còn thơm mùi mật và cũng từ đó mía ướp hương bưởi trở thành thức quà riêng có, không thể thiếu mỗi dịp cuối xuân với người dân Hà thành. Mía ướp hương bưởi - một món ăn bình dân mà thanh nhã, toát lên nét thanh lịch của con người nơi đây.
Vị ngọt thanh thanh tự nhiên của mía hòa quyện với hương nồng nàn hoa bưởi đã tạo nên một mùi hương khó phai
Trong ký ức của tôi vẫn còn thấp thoáng hình ảnh bà dùng con dao sắc ngọt róc những tấm mía đã được bà chọn lựa kỹ càng khi mua và mẹ tôi nhanh tay tiện những tấm mía đã được róc sạch sẽ thành từng khúc mía mịn màng, đều tăm tắp. Những khúc mía sau khi tiện có màu vàng óng như mật ong trông thật bắt mắt. Chỉ nhìn thôi đã thấy ngọt lịm nơi đầu lưỡi rồi.
Để có được món mía ướp hoàn hảo thì ngoài việc chọn mía, khâu lựa hoa bưởi cũng đòi hỏi sự kỹ càng. Tôi thường theo mẹ ra vườn chọn những bông cứng cáp, đài to, tươi tắn và vừa chớm nở, với kinh nghiệm do bà truyền lại mẹ vừa lựa hoa vừa giảng giải cho tôi, nếu cánh hoa uốn quá cong thì đó là những bông đã nở từ hôm trước, hương hoa đã bay đi ít nhiều còn nếu cánh hoa vừa chớm thì chưa đủ chín để tỏa hương. Hoa bưởi không nên hái quá sớm hay quá trưa mà tốt nhất là lựa bông vào lúc nắng mới lên, khi ấy hoa đượm hương nhất.
Hoa bưởi không nên hái quá sớm hay quá trưa mà tốt nhất là lựa bông vào lúc nắng mới lên, khi ấy hoa đượm hương nhất.
Khi tôi và mẹ đem những bông bưởi trắng ngần vào cũng là lúc bà đã cho xong những khúc mía vào túi nylon trắng. Nhanh tay cho những bông bưởi vào những túi mía ấy và buộc chặt đầu túi lại. Mẹ dùng nước giếng sâu mát lạnh vẩy ra ngoài vỏ túi và đặt vào nơi thật mát mẻ, có như vậy thì hương bưởi mới ngấm sâu vào những thớ mía. Sau một giờ đem ra, cả nhà tôi quây quần bên đĩa mía ướp hoa bưởi ngát hương. Vị ngọt thanh thanh tự nhiên của mía hòa quyện với hương nồng nàn hoa bưởi đã tạo nên một mùi hương khó phai trong lòng…
Còn đâu hương vị một thời?
Thời gian trôi, bà tôi khuất núi, mẹ cùng những người đồng trang lứa phải xoay vần để theo kịp cuộc sống thời mở cửa, món ăn thanh tao mà dân dã của một thời cũng dần rơi vào quên lãng, nhịp sống hiện đại đã tạo nên một quỹ thời gian chật hẹp cho mỗi người.
Trong tâm thức của những người yêu ẩm thực Hà thành xưa, mía ướp hương bưởi chỉ còn là hoài niệm.
Người dân Hà Nội chẳng mấy ai còn giữ được thói quen ướp mía bằng hoa bưởi nữa bởi hoa bưởi thì khó kiếm và việc chế biến mía từ khâu chọn tới róc, tiện mía cũng khá cầu kỳ. Vì thế mía ướp hương bưởi chỉ còn trong ký ức của một thời xa xưa ấy. Trên đường phố Hà Nội còn chăng cũng chỉ là những gánh hàng rong với những tấm mía trơ trọi, tìm đâu ra mía ướp hương bưởi bây giờ! Trong tâm thức của những người yêu ẩm thực Hà thành xưa mía ướp hương bưởi chỉ còn là hoài niệm.
Theo 24h.com
Tin cùng chuyên mục
- Phật tử khắp nơi đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm cung rước Xá lợi Đức Phật 14.05.2025 | 08:28 AM
- Làng quê thu nhỏ qua từng góc tiểu cảnh 25.03.2025 | 15:07 PM
- Đưa múa rối nước đến gần hơn với thế hệ trẻ 16.03.2025 | 09:59 AM
- Mâm cúng Thần Tài 2025 gồm những gì? 07.02.2025 | 08:43 AM
- Đưa học sinh trở về với tết cổ truyền 26.01.2025 | 09:39 AM
- Táo quân 2025 sẽ đến trong đêm Giao thừa năm nay! 26.12.2024 | 10:56 AM
- Đêm Gala “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”: Đoàn kết là sức mạnh 21.12.2024 | 09:16 AM
- Vũ Thư tổ chức đêm hội hoa đăng tưởng niệm 1.008 năm ngày Thánh đản (1016 - 2024) 17.10.2024 | 10:47 AM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 16.09.2024 | 21:16 PM
Xem tin theo ngày
-
Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn