Giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho giới trẻ
Ảnh minh họa
Trong quá trình mở cửa, hội nhập, tăng cường giao lưu văn hóa quốc tế, các xu hướng, trường phái, phong cách âm nhạc của nhiều nước trên thế giới đã du nhập và có tác động không nhỏ vào âm nhạc Việt Nam. Bên cạnh những cái hay, tích cực cũng không ít những cái xấu, cái tiêu cực ảnh hưởng tới thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ hiện nay. Âm nhạc của nước ta hình thành ba dòng: nhạc dân tộc, nhạc thính phòng và nhạc nhẹ hay còn gọi là nhạc trẻ. Nhạc trẻ đang phổ biến rộng rãi ở nước ta và hấp dẫn người nghe, nhất là giới trẻ, bởi tính sôi động, phù hợp xã hội hiện đại. Nó phát triển không ngừng với các thể loại: rock, pop, hip hop, R&B... và mang lại nhiều thành tựu nhất định, đóng góp vào sự phát triển của âm nhạc nước ta.
Tuy nhiên, những vấn đề nổi cộm, những ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ lớp trẻ cũng bắt đầu từ dòng nhạc này. Do chạy theo "thị trường", đã và đang xuất hiện ở dòng nhạc này những ca khúc kém chất lượng. Các sáng tác rất đơn điệu, dễ dãi không mang tính nghệ thuật, chiều theo những thị hiếu tầm thường. Nếu trước kia một ca khúc ra đời là sự trăn trở, thai nghén của những nhạc sĩ tài năng đã có trải nghiệm qua cuộc sống thì nay những người sáng tác tự phong là nhạc sĩ không những kém về chuyên môn mà cái nhìn về cuộc sống lại quá hạn hẹp và có khi lệch lạc.
Theo nhà nghiên cứu Lê Cẩm Nhung thì có những ca khúc, câu từ lặp đi lặp lại một cách vô cùng nhàm chán như bài hát Da nâu chỉ quanh quẩn những từ "Em sống trong ước ao, em sống trong khát khao, làn da nâu, làn da nâu". Có những ca khúc nhiều câu nội dung sáo rỗng, mang tính nông nổi, thiếu suy nghĩ "tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc". Vậy tình yêu mà tác giả mong muốn nói đến là tình yêu gì? Chẳng lẽ tình yêu vô vị và tẻ nhạt như vậy sao ?
Một bộ phận ca sĩ phòng trà, ca sĩ trẻ thiếu hiểu biết, nghệ thuật non nớt luôn luôn tìm cách rút ngắn thời gian để trở thành "sao" không phải qua lao động nghệ thuật vất vả mà qua việc khoe thân, khoe hình, qua mạng, qua công nghệ lăng-xê... Các thần tượng ca nhạc ăn khách được công chúng biết đến nhờ những yếu tố "ngoài âm nhạc" nhiều hơn là tài năng thật sự của họ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Châu cho biết: "Ca sĩ chuyên nghiệp không được học kỹ năng biểu diễn sân khấu nên không thể cạnh tranh nổi với dàn "sao" ca nhạc thị trường, tuy kém phần thanh nhạc lại mạnh về "phần nhìn". So với cát-xê cao ngất ngưởng của các "sao" thị trường thì giá cát-xê của ca sĩ nhạc chính thống chỉ là "cò con", chưa kể thù lao cho nhạc công giao hưởng và nghệ nhân nhạc cổ còn bèo bọt hơn nhiều...Tình trạng bát nháo các giá trị thật - giả dẫn đến lệch chuẩn, loạn chuẩn trong thẩm mỹ âm nhạc ở giới trẻ đang góp phần cô lập, chìm khuất những tài năng thật sự.
Môi trường âm nhạc ở nước ta đang mất cân đối, quá nhiều bất cập trong giáo dục đại chúng và đào tạo chuyên nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới mặt bằng dân trí và nuôi dưỡng tài năng trẻ. Môi trường âm nhạc bị ô nhiễm có tác động tai hại tới thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ mà dư luận cho rằng bị "ngộ độc" âm nhạc. Âm nhạc phản ánh cuộc sống với những thông điệp, những cái hay, cái đẹp một cách tinh tế nhất, âm nhạc là phương tiện giáo dục, hoàn thiện nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn con người. Vậy mà đang tràn lan những ca khúc truyền đạt tới người nghe những suy nghĩ nông cạn, tư tưởng bồng bột và điều đáng lo ngại là bộ phận thính giả đông đảo giới trẻ lại thích thú.
Ðể định hướng thẩm mỹ đúng đắn cho thế hệ trẻ, trước hết phải xây dựng được một môi trường âm nhạc lành mạnh. Chúng ta phải khẳng định âm nhạc dù có hiện đại đến mấy vẫn phải mang bản sắc văn hóa Việt Nam, tâm hồn và cốt cách con người Việt Nam. Ðiều đó phải được thể hiện ở các khâu sáng tác, biểu diễn thông qua công tác tổ chức, quản lý biểu diễn. Tạo mọi điều kiện phổ biến rộng rãi những tác phẩm có chất lượng cao cùng sự biểu diễn của những ca sĩ tài năng thật sự. Ba dòng âm nhạc phát triển cân đối không quá thiên lệch như hiện nay. Lớp trẻ phải được thường xuyên tiếp cận với âm nhạc dân tộc và âm nhạc thính phòng để các dòng âm nhạc không loại trừ nhau mà bổ sung hoàn thiện cho nhau, góp phần làm cho đời sống âm nhạc đa dạng, phong phú và lành mạnh.
Một vấn đề hết sức quan trọng phải đặc biệt quan tâm là giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho giới trẻ. Nguyên nhân "ngộ độc" âm nhạc thường là do kém hiểu biết, "phông" văn hóa và óc thẩm mỹ kém. Nếu được giáo dục tốt thì người nghe sẽ có "bộ lọc" tốt, không bị lôi cuốn vào môi trường âm nhạc bị ô nhiễm. Ði đôi với tự do sáng tác phải đẩy mạnh công tác lý luận phê bình hướng dẫn người nghe có cảm nhận âm nhạc đúng đắn. Ðông đảo giới trẻ có nhận thức chuẩn mực, có óc thẩm mỹ sẽ làm môi trường âm nhạc trong sạch góp phần thúc đẩy nền âm nhạc nước nhà phát triển lành mạnh, đúng hướng.
Theo nhandan
Tin cùng chuyên mục
- Phật tử khắp nơi đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm cung rước Xá lợi Đức Phật 14.05.2025 | 08:28 AM
- Làng quê thu nhỏ qua từng góc tiểu cảnh 25.03.2025 | 15:07 PM
- Đưa múa rối nước đến gần hơn với thế hệ trẻ 16.03.2025 | 09:59 AM
- Mâm cúng Thần Tài 2025 gồm những gì? 07.02.2025 | 08:43 AM
- Đưa học sinh trở về với tết cổ truyền 26.01.2025 | 09:39 AM
- Táo quân 2025 sẽ đến trong đêm Giao thừa năm nay! 26.12.2024 | 10:56 AM
- Đêm Gala “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”: Đoàn kết là sức mạnh 21.12.2024 | 09:16 AM
- Vũ Thư tổ chức đêm hội hoa đăng tưởng niệm 1.008 năm ngày Thánh đản (1016 - 2024) 17.10.2024 | 10:47 AM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 16.09.2024 | 21:16 PM
Xem tin theo ngày
-
Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước