Nặng lòng với tò he
Bao giờ cho đến ngày xưa...
“Tò he mỗi cái một đồng/ Em mua một cái cho chồng em chơi”... Vừa ngâm nga câu đồng dao, bà Thềm vừa tỉ mẩn hướng dẫn các em nhỏ nặn tò he ngay tại nhà mình. “Trả hàng” cho bà Thềm, em Hòa Quang Ngọc, Trường Tiểu học Kỳ Bá (thành phố Thái Bình) hào hứng khoe: Cháu đang tập nặn con rồng. Có ông bà dạy, cháu rất thích. Nhắc đến các em nhỏ với món quà quê xưa, ông Tâm trầm ngâm: Thời giờ trẻ đi học thêm nhiều, ít thời gian vui chơi, có thì lại chơi các thiết bị điện tử, đồ chơi công nghệ cao. Dần dần tò he bị lãng quên.
Bà Thềm cho biết: Ban đầu, tò he dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá, nải chuối, quả cau... nên nhiều người gọi là “con bánh”. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, khi thổi phát ra âm thanh “tò te” nên nói chệch thành “tò he”. Tò he được làm từ bột gạo nếp xay nhuyễn trộn với bột gạo tẻ làm sao cho đúng tỷ lệ, sau đó nhào kỹ với nước cho thật nhuyễn. Tiếp đó, bột phải đồ lên, bột đạt yêu cầu phải mịn dẻo, không dính tay. Về cách tạo màu cho tò he, ông Tâm chia sẻ: Màu được tạo từ chính những loại hoa quả, lá cây như củ nghệ, quả dành dành, lá gai, lá riềng, quả gấc, quả mùng tơi… đem giã lấy nước nhuộm. Làm hoàn toàn từ những nguyên liệu tự nhiên, bởi thế sau khi chơi trẻ em lại có thể ăn tò he ngon lành. Bây giờ, công nghệ đã phát triển, tôi lấy màu thực phẩm làm bánh pha chế vào thì thuận tiện hơn và màu sắc cũng tươi, đẹp và để được lâu hơn.
Ông Tâm nhớ lại: Ngày xưa đi các lễ hội, ngày tết thì người nặn tò he sẽ đem các nguyên liệu đến nặn trực tiếp, bán cho mọi người và nó dần trở thành đồ chơi phổ biến của trẻ em. Hành trang đồ nghề khá đơn giản: một con dao nhỏ, vài que tre, sáp ong, một cái lược (một đầu có răng, một đầu vót nhọn), một con dao nhỏ, một thùng xốp để cắm tò he. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, những cục bột màu vô tri vô giác đã được tạo thành những hình tượng sống động, độc đáo và ngộ nghĩnh, không chỉ cuốn hút trẻ thơ mà còn hấp dẫn cả người lớn. Từ 12 con giáp, hoa quả đến hình chú bộ đội, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới... Trẻ em, người lớn vây quanh, háo hức chờ đợi từng đường nét lần lượt hiện ra trên đôi tay thoăn thoắt của người nặn. Bà Thềm hồi tưởng thời rực rỡ của tò he: Nặn tò he là nghề truyền thống của gia đình. Chỉ tò he và làm ruộng mà các cụ đẻ ra tôi đã nuôi được 10 người con khôn lớn.
Qua bàn tay khéo léo của ông Tâm, bà Thềm, những cục bột vô tri vô giác biến thành những hình tượng sống động.
Giữ sức sống cho nghề đang mai một
Theo ông Tâm, người nặn tò he có một nguyên tắc là chỉ truyền nghề cho con trai và con dâu. Gia đình ông cũng vậy, tuy nhiên, gánh nặng mưu sinh đè lên đôi vai, sở thích của con trẻ cũng thay đổi nhiều nên đến nay chỉ còn vợ chồng ông bám trụ với nghề. Một góc nhỏ khiêm nhường bên đường hay các khu vui chơi, cổng chợ, gần trường học là nơi vợ chồng ông Tâm kể những câu chuyện, thổi hồn vào các hình tượng, nhân vật bằng đôi bàn tay khéo léo. Không chỉ riêng thành phố, ông bà mang gánh hàng đi khắp nơi trong tỉnh, đi khắp miền đất nước. Bên cạnh những hình mẫu như ngày xưa, ông Tâm, bà Thềm luôn cập nhật những hình ảnh mới nhất được các em nhỏ quan tâm như nhân vật hoạt hình, truyện tranh, chân dung… phù hợp với giới trẻ. Ông bà cũng tích cực tham gia dạy nặn tò he tại các trường học, lớp kỹ năng cho trẻ, các điểm tiêm chủng trẻ em, giúp các em nhỏ hiểu, làm quen với đồ chơi truyền thống.
Mỗi lần thấy con trẻ xúm xít xung quanh, trầm trồ chỉ trỏ, rồi nhờ ông bà nặn cho mình hình này hình khác, lòng ông Tâm, bà Thềm lại cảm thấy ấm áp. Vui vì cái nghề của mình vẫn còn mang lại niềm thích thú đến cho trẻ nhỏ, chính điều đó đã khiến ông gắn bó với những chú tò he, muốn lan tỏa nét văn hóa dân tộc đến thế hệ trẻ. “Nặn tò he là một nghề quý, nó đã nuôi sống gia đình tôi vượt qua những năm tháng khốn khó. Nhưng hơn thế, điều làm chúng tôi tự hào chính là đang góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa của người Việt Nam” - ông Lưu Văn Tâm chia sẻ.
Xuân Phương
Tin cùng chuyên mục
- Chùa Khánh Nguyên: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp đại lễ Phật đản 28.05.2023 | 18:11 PM
- Gần 1000 tác phẩm cây cảnh tham gia triển lãm sinh vật cảnh Trà Khê 19.05.2023 | 22:17 PM
- Về thăm đền Bổng Điền, nơi thờ nữ tướng Quế Hoa công chúa 28.04.2023 | 08:54 AM
- Xây dựng thiết chế văn hóa khu dân cư: Dân biết, dân làm, dân thụ hưởng 26.04.2023 | 09:21 AM
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến thăm, tặng quà đoàn làm phim “Hồng Hà nữ sĩ” 07.04.2023 | 18:16 PM
- Nghệ thuật chèo - niềm tự hào của người dân quê lúa 31.03.2023 | 16:25 PM
- 220 võ sinh tham gia giải võ thuật cổ truyền tỉnh Thái Bình 05.02.2023 | 21:55 PM
- Công phu mâm cỗ cá thịnh soạn trong lễ hội đền Trần 04.02.2023 | 19:03 PM
- Tục làm cá võng ở làng Diệc 24.01.2023 | 09:38 AM
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, chúc tết các văn nghệ sĩ 10.01.2023 | 15:51 PM
Xem tin theo ngày
-
Hôm nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước
- Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo các nghị quyết của Quốc hội
- Góp ý sửa đổi, bổ sung Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị
- Tổ chức tốt kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, Phật tử nhân dịp đại lễ Phật đản
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, Phật tử nhân dịp đại lễ Phật đản tại huyện Kiến Xương
- Trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
- Đại biểu Quốc hội tán thành áp dụng cơ chế đặc thù triển khai dự án Hồ chứa nước Ka Pét
- Quốc hội thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng
- Hiệu quả sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19 chưa cao