Thứ 5, 22/05/2025, 18:44[GMT+7]

Quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020

Thứ 2, 06/05/2013 | 17:19:29
1,157 lượt xem
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Du khách tham quan triển lãm mỹ thuật.

Theo đó, đến năm 2020, mỹ thuật Việt Nam phấn đấu trở thành ngành nghệ thuật có ảnh hưởng rộng và tác động mạnh đối với xã hội thông qua các tác phẩm mỹ thuật phong phú về nội dung, đa dạng về phong cách thể hiện, góp phần vào việc xây dựng nhân cách con người mới trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Nội dung chủ yếu của quy hoạch là nhằm xác định vị trí, vai trò và nhiệm vụ của ngành mỹ thuật trong sự phát triển của văn học nghệ thuật nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung; phân tích đánh giá thực trạng ngành mỹ thuật trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI (2000 - 2012) và bối cảnh, cơ hội, thách thức đối với sự phát triển của ngành mỹ thuật; xác định quan điểm, mục tiêu (tổng quát và cụ thể) xây dựng quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và những năm tiếp theo; các giải pháp để đạt được mục tiêu của quy hoạch; xác định phạm vi, đối tượng quy hoạch; phương pháp xây dựng quy hoạch; các giai đoạn thực hiện quy hoạch.

Đề cương Quy hoạch này cũng đề ra các mục tiêu cụ thể đối với mỹ thuật truyền thống, mỹ thuật hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực; công tác quản lý nhà nước; công tác phổ cập mỹ thuật; nâng cao chất lượng các cuộc thi, triển lãm; xây dựng cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng các công trình mỹ thuật công cộng, tượng đài, tranh hoành tráng; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động mỹ thuật và hợp tác quốc tế.

Một số giải pháp mà Quy hoạch đề ra nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước: Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý; nghiên cứu và xây dựng luật lệ các chế độ chính sách về mỹ thuật. Đào tạo nguồn nhân lực: Xây dựng đội ngũ giảng dạy; đào tạo tài năng trẻ; bảo lưu nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền; nâng cao chất lượng tác phẩm (sáng tác; phổ biến và nâng cao hưởng thụ mỹ thuật; hoạt động sự nghiệp mang tính chỉ đạo và quốc gia…). Xây dựng cơ sở vật chất: Định hướng xây dựng mới, cải tạo cơ sở vật chất cho mỹ thuật; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho các đơn vị sự nghiệp; cơ chế chính sách; tạo lập vị trí của mỹ thuật Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Theo baodientuDangcongsan

  • Từ khóa