Thăm nhà thờ tác giả vế đối “Ðằng Giang tự cổ huyết do hồng”
Chánh điện tại nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh.
Từ sân đình làng men theo một ngõ nhỏ chừng 500 m chúng tôi tìm tới nhà thờ của Thám hoa Giang Văn Minh. Cổng nhà rộng chừng 2 m, cao hơn 3 m được lợp ngói cổ, ngay đầu cổng có ghi số điện thoại để khách tiện liên hệ. Bước vào sân, chúng tôi bắt gặp 4 cụ đang ngồi đánh cờ tướng. Thấy khách, một cụ đứng lên tiếp và giới thiệu cụ tên Giang Văn Lưu, 74 tuổi, cháu 10 đời của Thám hoa Giang Văn Minh, là người trực tiếp trông coi nhà thờ. Cụ Lưu đưa chúng tôi vào khu nhà thờ chừng 400 m2, được dựng theo hình chữ Nhị, gồm Bái điện và Chính điện và các hạng mục khác như: sân, cổng, vườn... giới thiệu cho chúng tôi những bộ vì kèo chạm khắc, hoa văn rất tinh xảo thuộc niên đại triều Nguyễn. Cụ giải thích Chính điện có cấu trúc hiên mở để tiện cho mục đích làm lễ. Trong nhà thờ còn lưu giữ một số vật quý như câu đối, bia đá, lư hương, đỉnh đồng. Hai bên từ đường có treo câu đối:
“Lễ nghĩa bách niên Mông Phụ ấp
Phong thanh thiên cổ Thám hoa môn”
Cụ Lưu dịch cho chúng tôi nghĩa của câu đối: Lễ nghĩa trăm năm làng Mông Phụ/ Tiếng thơm nghìn thuở cửa Thám hoa.
Trong khi chúng tôi dâng lễ, cụ thỉnh chuông như muốn cáo với bậc tiền nhân việc con cháu luôn nhớ ơn khí tiết lẫm liệt của vị sứ thần đã làm rạng danh đất Việt. Bên khói hương trầm nghi ngút, mặc dù câu chuyện đi sứ của Giang Văn Minh gần như người Việt Nam nào cũng biết, nhưng qua lời kể của cụ, các phóng viên vẫn chăm chú như mới nghe lần đầu. Thám hoa Giang Văn Minh sinh ngày 6 tháng 9 năm Quý Dậu (1573), thuộc đời thứ 4 của dòng họ Giang tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay là Ðường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội). Năm ông 55 tuổi, trong khoa thi đình, ông đỗ Ðệ nhất giáp tiến sỹ cập đệ tam danh (khoa thi không có ai đỗ Trạng nguyên nên ông đỗ cao nhất). Ngày 30/12/1637 ông được cử làm Chánh sứ; đã có rất nhiều giai thoại về sự ứng biến linh hoạt của nhà ngoại giao này trong thời kỳ ông cùng đoàn tùy tùng thực hiện sứ mệnh cao cả nhà vua giao phó.
Cụ Giang Văn Lưu giới thiệu nhà thờ và kể lại giai thoại đi sứ của Thám hoa Giang Văn Minh.
Lần đầu tiên, trong ngày tiết khánh thọ của vua Minh, sứ thần các nước đều mang theo lễ vật, riêng sứ thần An Nam lại nằm khóc lóc thảm thiết. Khi được hỏi nguyên cớ, sứ thần Giang Văn Minh bèn tâu: “Theo lệnh vua Lê, sứ thần được sang triều cống quý quốc thấm thoắt đã hàng năm lưu lạc trên đất khách quê người nhưng vẫn chưa làm tròn trọng trách, còn lòng dạ đâu mà vui được. Nay đã đến ngày giỗ vị tằng tổ của thần mà thần vẫn chưa được về quê đèn hương tưởng niệm, như vậy chẳng là đắc tội với tiên tổ hay sao?”, rồi lại ôm mặt mà khóc. Vua Minh bỗng bật cười: “Tưởng làm sao chứ như thế thì việc gì phải khóc. Cũng đáng khen cho nhà ngươi biết giữ hiếu kính với tổ tiên. Nhưng nếu là giỗ cha, giỗ mẹ thì còn có thể được, chứ ông tổ xa xôi như vậy thì có gì đáng phải băn khoăn cho lắm. Người khuất, chuyện xa đã đến mấy đời, thì cũng có thể “miễn nghị”.
Vị sứ giả Việt
Mãi đến bây giờ cũng chưa miễn nghị. Nay được lời thánh hoàng ban dạy, thần cũng xin gác lại ngày giỗ tổ để cùng vui với buổi khánh tiết này. Cúi xin thánh hoàng từ đây “miễn nghị” cho cái nợ Liễu Thăng, cho tình giao hảo hai nước khỏi bị những chuyện xa xôi kia làm bận bịu... Vua Minh ngớ người ra! Lý lẽ của sứ thần thật mềm mỏng, ôn hòa mà chặt chẽ, kín không khe hở. Vua đành gật đầu, cho bãi bỏ lệ cống người vàng.
Một giai thoại khác tuy có nhuốm màu bi thương nhưng cũng thể hiện rõ cốt cách tài cán của nhà ngoại giao Giang Văn Minh. Ðó là lần vua Minh hỏi tại sao sứ thần không đi chơi ngắm cảnh trong tiết thanh minh mà lại nằm phanh bụng ra phơi nắng, Giang Văn Minh tâu rằng: “Chẳng giấu gì Thiên triều, thần từ nhỏ vốn ham đọc sách thánh hiền, học đâu nhớ đấy nên bao nhiêu bồ chữ trong thiên hạ, thần đã thu về để nằm im trong bụng. Từ ngày sang quý quốc, khí hậu ẩm thấp, thần sợ chữ sách thánh hiền lâu ngày không dùng đến sẽ bị mốc nên nhân ngày nắng ấm, thần vạch bụng ra phơi cho khỏi mốc chữ đó mà thôi!”. Biết người đứng trước mặt mình không phải hạng tầm thường, vua Minh bèn vời Giang Văn Minh vào triều và ra một vế đối để thử tài cao học rộng và trí thông minh của sứ thần An
“Ðồng trụ chí kim đài dĩ lục”.
Nghĩa là: Cột đồng đến nay rêu đã xanh.
Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ bị diệt vong).
Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:
“Ðằng Giang tự cổ huyết do hồng” Nghĩa là: Sông Ðằng từ xưa máu còn đỏ
Có thể nói, chỉ 7 chữ xuất thần này đã hội tụ được cả tinh anh, linh khí non sông Việt! Máu vẫn đỏ là vì máu loang ra từ những trận Ngô Quyền diệt Hoằng Thao (938), Lê Hoàn diệt Hầu Nhân Bảo (981), Trần Hưng Ðạo diệt Thoát Hoan (1288). Bị chạm nọc, vua Minh nổi cáu, bất chấp luật lệ bang giao, cho trám mắt, trám miệng và mổ bụng Giang Văn Minh xem “sứ thần An Nam to gan, lớn mật đến đâu”. Cuộc sát hại hèn hạ này xảy ra vào năm 1639. Mặc dù uất ức vì bị Giang Văn Minh hạ nhục, nhưng trước khí phách hiên ngang của vị sứ thần, vua Minh vẫn cho ướp xác bằng thủy ngân để sứ bộ mang về nước. Vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng đã đến bái kiến linh cữu ông và ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ), đồng thời truy tặng ông tước hiệu “Công bộ tả thị lang Minh quận công”.
Cụ Giang Văn Lưu cho biết, theo di nguyện của ông, thi hài được an táng sấp chứ không ngửa theo thông lệ. Ngôi mộ đặt tại Ðồng Dưa, thuộc xứ Gò Ðông, thôn Mông Phụ, Ðường Lâm, được xây bệ gạch tay ngai, xung quanh có tường hoa bảo vệ. Ngôi quán, nơi làm lễ an táng ông, được gọi là quán Giang. Ngày 2/6 âm lịch (ngày giỗ ông) hàng năm, nhân dân và chính quyền địa phương cùng con cháu họ Giang khắp nơi đều tề tựu về đây để tưởng nhớ công lao to lớn của ông với dân với nước. Tên của Thám hoa Giang Văn Minh cũng được đặt cho một ngôi trường ở Thị xã Sơn Tây và một con phố ngay giữa Thủ đô Hà Nội. Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa ngày 24/5/1991, là nơi linh thiêng ghi công trạng của Thám hoa và cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Ðồng thời là chứng tích nhắc với tên tướng đã chôn cột đồng và những thế lực có âm mưu thôn tính nước Việt rằng, trong lòng người dân đất Việt luôn có một một trụ đồng vững chắc ngàn đời - đồng lòng và đồng sức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bài, ảnh: Phan Lợi
Tin cùng chuyên mục
- Làng quê thu nhỏ qua từng góc tiểu cảnh 25.03.2025 | 15:07 PM
- Đưa múa rối nước đến gần hơn với thế hệ trẻ 16.03.2025 | 09:59 AM
- Mâm cúng Thần Tài 2025 gồm những gì? 07.02.2025 | 08:43 AM
- Đưa học sinh trở về với tết cổ truyền 26.01.2025 | 09:39 AM
- Táo quân 2025 sẽ đến trong đêm Giao thừa năm nay! 26.12.2024 | 10:56 AM
- Đêm Gala “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”: Đoàn kết là sức mạnh 21.12.2024 | 09:16 AM
- Vũ Thư tổ chức đêm hội hoa đăng tưởng niệm 1.008 năm ngày Thánh đản (1016 - 2024) 17.10.2024 | 10:47 AM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 16.09.2024 | 21:16 PM
- Thiếu Văn Sơn - Chân dung một người cầm bút 03.06.2024 | 17:14 PM
Xem tin theo ngày
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J
- Phấn đấu khởi công dự án tuyến đường CT.08 vào ngày 12/5/2025
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình