Thứ 4, 02/04/2025, 04:14[GMT+7]

Nghệ thuật lân sư rồng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ 2, 31/03/2025 | 08:48:46
397 lượt xem
Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Múa lân sư rồng mừng Tết Nguyên tiêu ở Chợ Lớn, thành phố Hồ Chí Minh đầu tháng 2.

Từ tháng 8/2024, UBND Thành phố Hồ Chí Minh gửi văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, xem xét đưa nghệ thuật lân sư rồng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo cơ quan quản lý, múa lân sư rồng là hình thức trình diễn đặc trưng, phản ánh hiện thực đời sống của cộng đồng người Hoa tại thành phố. Ngày 30/3, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ công bố tại Nhà hát thành phố.

Lân, sư, rồng là các linh vật tượng trưng cho sự bảo hộ, che chở trong cuộc sống. Xuất phát từ truyền thuyết, nghệ thuật này được biểu diễn trong các lễ hội như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Trung thu, hay các sự kiện khai trương, động thổ với mong muốn cầu may mắn, thịnh vượng.

Các điệu múa lân sư rồng, với động tác đẹp mắt, nhịp trống rộn rã thu hút chú ý, tạo nên không khí vui tươi, rộn ràng, thỏa mãn nhu cầu giải trí, văn hóa của cộng đồng. Loại hình này ngày một phát triển không chỉ vì tín ngưỡng vào các linh vật, mà còn vì nhu cầu thưởng thức các màn võ thuật đẹp mắt.

Tính đến tháng 6/2024, Thành phố Hồ Chí Minh có 63 đoàn lân sư rồng, với quy mô lớn nhỏ khác nhau, phân bố khắp các quận, huyện, thành phố. Nhiều đoàn có tuổi đời lớn, như Liên Nghĩa Đường (trên 100 năm), Nhơn Nghĩa Đường (87 năm), Kim Long Phước Kiến (80 năm), Tinh Anh Đường (70 năm), Hải Nam Liên Hữu (70 năm) Các đoàn lân sư rồng ở Thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với đời sống cộng đồng người Hoa từ khi họ tới đây định cư, lập nghiệp.

Theo: vnexpress.net

 

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày