Chủ nhật, 05/05/2024, 06:22[GMT+7]

THĂNG LONG - HÀ NỘI trong cội nguồn văn hiến Viêt Nam

Thứ 6, 08/10/2010 | 13:56:33
2,409 lượt xem
Suốt chiều dài nghìn năm, Thăng Long - Hà Nội, trải 50 đời người kế tiếp, xây nên hai nền văn hóa vật thể: Văn hóa chùa chiền, đình tháp, phố phường đô hội; Văn hóa tinh thần cốt lõi là truyền thống bảo vệ đất nước và lao động sáng tạo. Đó là một nền văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam phong phú độc đáo.

Hồ Gươm - Hà Nội

Dòng chảy văn hiến Việt Namon> được người Việt cổ khơi nguồn từ hàng ngàn năm lịch sử. Khoảng bốn nghìn năm trước, các bộ lạc Phùng Nguyên đã biết dùng đồng thau chế tác công cụ sản xuất, đồ dùng, vũ khí trở thành bộ lạc tiên tiến xây dựng nền văn minh sông Hồng tạo nên cơ sở vật chất và tinh thần cho quốc gia đầu tiên của người Việt. Nước Văn Lang dưới thời đại các vua Hùng, lấy đất Phong Châu - Việt Trì làm trung tâm văn hóa chính trị.

 

Nhân dân ghi sử bằng truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thánh Gióng, bánh chưng, dưa hấu... Bộ sử dân gian tuy đượm mầu huyền thoại nhưng có cốt lõi sự thật khắc sâu trong ký ức truyền từ đời này qua đời khác...

 

Sinh nghiệp bên đôi bờ sông Hồng phù sa trù phú nhưng giặc giã, thiên tai là những mối nguy cơ thường trực, dân tộc Việt Nam đã đoàn kết, hun đúc nên truyền thống chống ngoại xâm, xây dựng kỳ quan độc đáo là hệ thống liên hoàn đê kè chống lụt dọc bờ sông Hồng. Thục Phán An Dương Vương theo triền sông Hồng chuyển dần về phía đông, xây thành Cổ Loa kiên cố, một tòa thành nằm trong cương vực hào khí “Rồng bay” mà sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn chọn làm đất Kinh kì của người Đại Việt.

 

Từ đó đến nay, tinh hoa nước Việt, con người truyền thống, cảnh vật tựu trung một nền văn hóa Việt Nam ngọn nguồn từ thuở Hồng Bàng đọng lại Thăng Long - Hà Nội hôm nay.

 

Suốt chiều dài nghìn năm, Thăng Long - Hà Nội, trải 50 đời người kế tiếp, xây nên hai nền văn hóa vật thể: Văn hóa chùa chiền, đình tháp, phố phường đô hội; Văn hóa tinh thần cốt lõi là truyền thống bảo vệ đất nước và lao động sáng tạo. Đó là một nền văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Namon> phong phú độc đáo.

 

Từ ngày dời đô về Thăng Long (thế kỉ 11), Lý Công Uẩn cho xây bốn cửa thành để chống giặc ngoại xâm. “Tứ trấn” đi vào tâm thức dân gian trở nên huyền thoại hơn bởi có các thần linh phù hộ và có vòng trong vòng ngoài. “Tứ trấn” bảo vệ kinh kì từ xa có Trấn Đoài - Sơn Tây, Trấn Bắc - Kinh Bắc, Trấn Đông - Hải Dương, Trấn Nam - Sơn Nam Hạ, Nam Định. Bốn phương của đất Thăng Long có bốn vị thần trấn giữ:

 

Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ phía bắc, thần Bạch Mã phía đông, thần Cao Sơn phía nam, thần Linh Lang đền Voi Phục - Thủ Lệ phía Tây. Tương ứng lối vào thành phải đi qua bốn cửa thành: Các Ô Cầu Dền, Đồng Lầm, Cầu Giấy, Yên Hòa. Bốn hướng yên ổn, nhà vua cho xây điện Càn Nguyên ở giữa núi Nùng làm chỗ thiết triều.

 

Lý Công Uẩn lớn lên từ cửa Phật nên khi lên ngôi, ngài cho xây dựng ở Thăng Long nhiều chùa phật giáo. Cũng là người lo lắng nhiều nhất đến phòng thủ kinh đô và đất nước, nên nhà vua cho lập trường Giảng Võ trên một cánh đồng rộng để ngày đêm rèn luyện trận mạc, binh đao. Không xa Giảng Võ là trại ngựa Kim Mã, kho quân lương đạn dược đặt ở Ngọc Khánh. Trại voi chiến ở Cống Vị (Voi Phục). Khi đào tạo văn chương đọc sách thánh hiền, đào tạo hiền tài thì có nơi thủ lệ lập ra Văn Miếu Quốc Tử Giám...

 

Từ đấy hình thành nên truyền thống bản sắc văn hóa Kinh kỳ trong nền văn hiến Việt Namon>. Hun đúc nên khí phách anh hùng truyền mã từ đời này qua đời khác, chôn vùi bao kẻ thù hung mạnh của Thế giới, từ Lý Thường Kiệt phá Tống; Hưng Đạo Vương ba lần đánh tan Nguyên Mông; giúp nhà Lê có Nguyễn Trãi, người sinh ra ở bên Hồ Tây.

Đất Thăng Long chứng kiến những trận đánh oanh liệt phá tan giặc phương Bắc của Nguyễn Huệ. Thăng Long  mãi mãi ghi dấu ấn đức độ cao cả của người thầy “Vạn thế sư biểu” Chu Văn An... Nhiều trang sử vàng dân tộc được ghi chép từ đất Thăng Long ngàn đời tạo nên hào khí:

 

Từ thuở mang gươm đi mở cõi

Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long

 

Thăng Long - Đất Rồng bay - Đất lành chim đậu nơi hội tụ, chắt lọc kết tinh những tinh hoa, trí tuệ, văn hiến, tài sắc từ mọi miền đất nước đời này qua đời khác suốt nghìn năm lịch sử. “Thợ kinh kỳ, Hàng Kẻ chợ” những ngành nghề truyền thống tinh xảo chảy vào đất kinh kỳ, được bàn tay tài hoa chế tác nên “Hàng Kẻ chợ” nổi tiếng vào bậc nhất phương đông.

 

 

Thăng Long tự hào với những phường nghề truyền thống như: giấy, tơ lụa, đúc đồng, kim hoàn, chạm khảm... Với 36 phố phường cổ kính nổi tiếng, Thăng Long là nơi tập trung của ngon vật lạ khắp bốn phương dồn về, từ vật phẩm tiến vua đến các vật phẩm bình dân đậm đà hương vị Hà thành, ăn rồi khó quên, thưởng thức rồi khó dứt, quen rồi nhớ mãi. Ẩm thực Hà thành cô đọng ở cái tinh chế biến, hương vị độc đáo, thưởng thức trông một cảnh quan “ngõ nhỏ, phố nhỏ” thân quen và một không khí ấm cúng đầy ấn tượng chẳng phải dễ phai mờ.

 

Người ta khen “dáng Hà Nội”, “nước da Hà Nội”, “giọng Hà Nội”... Hà Nội còn được gọi là “đất thánh”. Phong cách sống của người Hà Nội có trước, có sau, lấy chữ tín nghiäa làm trọng, khiêm tốn mà tự tin, bình dị mà kiêu sa, kín đáo mà đằm thắm, hào hoa mà sâu sắc, thân tình mà lịch thiệp...

Người đời ca ngợi người Kinhkỳ và họ xứng đáng tự hào:

 

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

 

Lịch sử cảnh quan, con người Thăng Long - Hà Nội là một biểu tượng rất Việt Namon>, là sự thăng hoa của một nền văn hiến lâu đời của dân tộc. Cốt cách văn hóa Thăng Long - Hà Nội là mẫu hình để người thủ đô cùng với cả nước nâng lên một tầng cao mới, hòa nhập với thế giới trước thềm thiên niên kỉ mới.

Hồng Nguyên (ST)

                                       (93 Vân Hồ Hà Nội)

 

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày